|
Những giấy tờ này sẽ bãi bỏ hoàn toàn từ đầu năm 2020. Ảnh: VietnamFinance |
Cụ thể, trả lời câu hỏi về việc bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân có nghĩa người dân sẽ không cần phải đăng ký thường trú, tạm trú nữa ? - Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định "đã là Nhà nước thì không thể ai muốn vào thì vào, biện pháp của người ta sẽ có biện pháp, sẽ có cách quản lý, nhưng về giấy tờ sẽ đơn giản hóa thủ tục, không phải bỏ giấy tờ là bỏ quản lý, nguyên tắc là thế”.
Thượng tá Trần Hồng Phú - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72), Bộ Công an - cho biết, trong tháng 11/2017, Bộ Công an sẽ tổ chức hội nghị triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hiện, Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã chỉ đạo công an các địa phương thu thập 15 thông tin của công dân và thực hiện việc cấp cho mỗi người một số định danh duy nhất để dùng chung.
Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an chủ trì xây dựng sẽ được tích hợp vào hai máy chủ này đặt tại Hà Nội và Tp.HCM. Đồng thời với đó là xây dựng đường truyền tốc độ cao, trang bị kỹ thuật...để kết nối 63 địa phương, 713 quận/huyện, 11.000 xã/phường/thị trấn thành một hệ thống thống nhất.
Dự kiến, “cuối năm 2018, đầu năm 2019, Bộ Công an sẽ hoàn tất thu thập thông tin của trên 90 triệu dân và cung cấp cho các ngành để giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả” – thượng tá Phú cho biết.
Theo mục tiêu của kế hoạch, từ ngày 1/1/2020, dự án cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư sẽ được đưa vào sử dụng.
Hệ thống do Bộ Công an chủ trì xây dựng về cơ sở dữ liệu quốc gia cư dân sẽ được chia sẻ với các bộ, ngành để phục vụ công tác quản lý nhà nước. Mục tiêu đặt ra là khi giải quyết thủ tục hành chính, công dân Việt Nam chỉ cần đưa ra 3 thông tin cơ bản, gồm: họ, tên; mã số định danh và chỗ ở.