Bí mật cái chết của “Sư tử biển” - những người đã thủ tiêu Bin Laden

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau thành công Chiến dịch Neptune Spear (Ngọn giáo của thần Biển) chống trùm khủng bố Osama bin Laden, Đội 6 Đặc nhiệm Hải quân Mỹ (SEAL 6) bất ngờ thiệt mạng trên trực thăng vận tải loại CH-47 Chinook.
Bất chấp các yếu tố ngoài kiểm soát, kỹ năng hoàn hảo của thành viên Đội 6 Đặc nhiệm Hải quân Mỹ (SEAL 6) vẫn giúp họ kết thúc nhiệm vụ tiêu diệt Osama bin Laden (Ảnh TL)
Bất chấp các yếu tố ngoài kiểm soát, kỹ năng hoàn hảo của thành viên Đội 6 Đặc nhiệm Hải quân Mỹ (SEAL 6) vẫn giúp họ kết thúc nhiệm vụ tiêu diệt Osama bin Laden (Ảnh TL)

Những gì xảy ra trước đó

Theo giả thuyết chính thức, ngày 2/5/2011 bin Laden đã bị giết hại ở thành phố Abbottabad của Pakistan, sau cuộc giao tranh kéo dài gần 40 phút.

Ba tháng sau, ngày 3/8/2011, một trong các “sư tử biển” đã quyết định trả lời phỏng vấn của các nhà báo, trong đó anh ta miêu tả chi tiết việc đột nhập vào nhà trùm khủng bố. Anh ta giải thích cho hành động này của mình, rằng do trong xã hội đang có nhận xét tiêu cực về công việc của phân đội bí mật này. Trên thực tế không có cuộc giao tranh kéo dài nào hết.

Khi lực lượng đặc nhiệm tiếp đất, họ đột nhập vào nhà, lúc này bin Laden cố nấp sau lưng người vợ thứ ba của ông ta. Một đặc nhiệm đã nổ súng và làm người phụ nữ bị thương ở chân. Hai ngày sau khi bài phỏng vấn được công bố trên truyền thông của Mỹ, ngày 5/8, cả nhóm của phân đội tinh nhuệ đã từng tiêu diệt bin Laden đều thiệt mạng trong hoàn cảnh kỳ lạ. Ý đồ biện minh cho nó không thành.

Ngôi nhà Bin Laden ở trông như pháo đài, với tường bao quanh cao 5,5 m. Ban công các tầng nhà cũng được xây tường cao hơn 2 m.

Ngôi nhà Bin Laden ở trông như pháo đài, với tường bao quanh cao 5,5 m. Ban công các tầng nhà cũng được xây tường cao hơn 2 m.

Cứu 1 con tin, giết 10 người!

Đã có nhiều cáo buộc nhằm vào lực lượng đặc nhiệm SEAL, rằng trong tiến trình các chiến dịch, nhiều dân lành vô tội bị thiệt mạng chẳng vì lý do nào. Nhiều tờ báo nổi tiếng của Mỹ đã tiến hành điều tra một số vụ việc tương tự, mà trong đó các thành viên “Sư tử biển” đã hành động hết sức tàn ác.

Họ trích dẫn một ví dụ: trường hợp giải thoát một con tin người Mỹ trong một ngôi làng ở Afghanistan, khi đó không chỉ các cai ngục, mà cả những thường dân bị giết hại. Giải thoát được 1 con tin, giết hại 10 người khác! Sự kiện này làm viên tư lệnh của Anh nổi giận và những người nông dân Afghanistan quyết định không giữ im lặng nữa. Vậy là công việc của các “Sư tử biển” bị cộng đồng quốc tế biết đến ở khía cạnh tiêu cực chứ không phải tích cực.

Sự tàn ác không thể biện minh

Rìu Tomahawk, được chế tạo theo đặt hàng đặc biệt của Daniel Winkler, thường được SEAL sử dụng trong các chiến dịch đặc biệt. Có thông tin rò rỉ cho rằng một lính đặc nhiệm đã sử dụng loại vũ khí này để chém một tên cướp biển Somalia tới 90 nhát khi bắt được hắn. Mặc dù đây là kẻ địch có vũ trang đã giết hại nhiều con tin, nhưng hành động tàn ác như vậy của thành viên SEAL bị cho là không thể biện minh.

Trong tiến trình thực hiện chiến dịch ở Afghanistan, những thành viên của đội đặc nhiệm này không ít lần tàn sát học sinh và phụ huynh. Tất cả những vụ việc này sau bị báo chí phanh phui và khiến lính đặc nhiệm trở thành những kẻ khát máu trong mắt của dư luận.

Lính đặc nhiệm đã thiệt mạng như thế nào?

Lúc đầu Lầu Năm Góc đưa ra giả thuyết rơi máy bay vì các lý do kỹ thuật. Phân đội đặc nhiệm đã bay trên chiếc máy bay vận tải quân sự cũ kỹ Boeing CH-47 Chinook.

Giả thuyết thứ hai trở thành chính thức và được phát ra từ chính miệng đại diện Lầu Năm Góc. Ông kể rằng vào đêm thứ Sáu, rạng sáng ngày thứ Bảy (5/8/2011 )ở Afghanistan, sau khi tiến hành thành công chiến dịch chống Taliban, trên đường trở về máy bay bị trúng tên lửa của tổ hợp tên lửa cao xạ xách tay. Phi hành đoàn và 38 thành viên của phân đội tinh nhuệ Mỹ đã thiệt mạng. Sau đó con số tổn thất được rút xuống còn 20 người. Sự việc xảy ra ở khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Logar và Vardak. Thủ phạm chính là phong trào Taliban.

John Kennedy cần đặc nhiệm

Phân đội đặc nhiệm tinh nhuệ được thành lập trong những năm 1950 theo lệnh của John Kennedy. Tổng thống Mỹ cần một bộ phận được chọn lọc kỹ để chiến đấu với Liên Xô ở Cuba và Việt Nam.

Ngay từ đầu, nhóm được thành lập trên cơ sở hải quân Mỹ. Nó được giữ bí mật và ngay lập tức trở thành "huyền thoại". Đội đặc nhiệm này ít khi sử dụng và chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ rất đặc biệt. Nhiệm vụ chính của họ là tiêu diệt đối phương với phương pháp đặc biệt. Trong cuộc chiến bí mật này, họ luôn đạt thắng lợi tuyệt đối.

Về sau, đội đặc nhiệm tinh nhuệ này bắt đầu được gọi tên là "cỗ máy săn người", vận hành rất trơn tru. Chỉ có một số rất ít người biết về sự tồn tại của nó. Từ 10 thành viên lúc ban đầu, đến những năm 2000, quân số của nó đã lên tới 300 người.

Đội 6 xuất hiện sau thất bại

“Sư tử biển” được tổ chức lại trong năm 1980 sau chiến dịch giải cứu con tin bất thành ở Đại sứ quán Mỹ tại Tehran (Iran). Sau sự kiện đó, Đội 6 được thành lập với nhiệm vụ chính là săn các mục tiêu quan trọng nhất. Ngày nay họ chính thức được gọi là “Nhóm triển khai vũ trang đặc biệt của hải quân”, nhưng về mặt không chính thức vẫn thuộc đặc nhiệm "sư tử biển”. Căn cứ chính của họ ở Norfork, bang Virginia.

Trong chính phân đội, họ không được gọi là lính mà là nhân viên hành động. Syria, Afghanistan, Yemen, Iraq – đó chỉ là một vài trong danh sách những quốc gia mà họ từng thực thi những nhiệm vụ đặc biệt do Lầu Năm Góc giao phó. Các chiến dịch quy mô rộng lớn thường được tiến hành cùng với FBI. Họ sử dụng các biện pháp rất khác nhau nhất để tiêu diệt kẻ thù của nước Mỹ.

Năm 2006, đội đặc nhiemj này được lệnh tham gia tấn công Taliban, giống như nhiệm vụ của các lực lượng khác. Điều này khiến cho ác “Sư tử biển” bực tức. Một trong số họ tuyên bố rằng họ đã buộc phải rượt đuổi theo những tên cướp ngoài phố với đúng nghĩa đen, trong khi họ là lực lượng tinh nhuệ chuyên thực hiện các chiến dịch đặc biệt chứ không phải là các nhiệm vụ bình thường như vậy.

Theo Russian7