Oleg Lavrientev là ai?
Ngày nay, Lavrientev được coi là “Cha đẻ” của vũ khí nhiệt hạch có điều khiển, hay còn gọi là bom kinh khí (bom H) của Liên Xô. Chính những phát minh của ông vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước đã đảm bảo ưu thế vượt trội của Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử giữa hai siêu cường quốc: Mỹ- Xô.
Năm 1949, Liên Xô đã tiến hành các vụ thử bom nguyên tử đầu tiên. Vài năm sau, ngày 13/8/1953, đầu đạn hạt nhân đầu tiên với mật danh “chế phẩm RDC6c” đã được bắn thử nghiệm trên bãi thử Xemipalatin.
Để chạy đua với Mỹ (và tham vọng vượt Mỹ), nhiệm vụ tối quan trọng được đặt ra cho các nhà vật lý Xô Viết thời đó là tìm ra nhiên liệu nhiệt hạch để chế tạo bom “khô”.
Người đứng đầu nhà nước Xô Viêt thời bấy giờ tin rằng chỉ có nhà bác học Andrei Sakharov là người giải quyết được nhiệm vụ khó khăn này. Tuy nhiên, tất cả đã nhầm, người giải quyết vấn đề hóc búa này lại không phải là nhà bác học lỗi lạc Andrei Sakharov mà chính là “anh lính binh nhì” của quân đội Liên Xô Oleg Lavrientev Lavrentiev!
Có thể nói cuộc đời của Oleg Alecxandrovich Lavrentiev (1926-2011) là một phần không thể thiếu của lịch sử phát triển vũ khí hạt nhân của Liên Xô (sau này là Nga) nói riêng và thế giới nói chung.
Thời gian trong quân ngũ |
Chính ông là người đề xuất ý tưởng mang tính cách mạng: từ bỏ nước nặng, sử dụng deuterium-lithium-6 (RDS6s) làm nhiên liệu nhiệt hạch và từ đó chế tạo ra bom H nhỏ gọn và thuận tiện trong việc vận chuyển. Thứ vũ khí khủng khiếp này- “sản phẩm RDS6s”- có tính năng vượt trội so với vũ khí cùng loại của Mỹ, bởi nó chỉ nặng có 7 tấn và có thể lọt qua cửa khoang máy bay ném bom Tu-16.
Marat Kraini, người nhiều năm nghiên cứu về sự phát triển vật lý hạt nhân, nhận xét rằng, chỉ riêng việc chế tạo ra “sản phẩm RDS6s” đã đưa tên tuổi Oleg Alecxandrovich Lavrentiev sánh ngang với nhà bac học vĩ đại Lômônôxôv.
Anh lính 17 tuổi chế tạo bom H
Như một duyên phận tiền định, năm14 tuổi Oleg tình đọc được cuốn sách khoa học nổi tiếng “Nhập môn vật lý nguyên tử”. Sau này chính nhớ lại trong hồi ký của mình: “Lần đầu tiên tôi biết đến vấn đề nguyên tử, và khát vọng cháy bỏng của tôi xuất hiện: sống và chết với vật lý nguyên tử”.
Tuy nhiên có điều khá thú vị là, khi mà Oleg Alecxandrovich Lavrentiev bắt đầu mày mò đến với lý hạt nhân thì nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới đã khám phá ra chất Urani được làm giàu để chế tạo ra vũ khí hạt nhân từ năm 1941. Đó là nhà bác học người Đức Otto Gan và Erits Shtrassman; các nhà bác học người Pháp Julio Quyri; người Hung Leo Strilard và người Italia Enrico Phermi…
Thạm chí, trước đó, năm 1939, vợ chồng nhà nhà bác học Quyri đã nộp đơn xin cấp bằng phát minh bom nguyên tử (số 971-324). Tuy nhiên phát minh đã không được ứng dụng, vì hơn ai hết, Quyri hiểu rằng vũ khí hạt nhân có thể đe doạ nhân loại và ông biết một khi nó rơi vào tay Hitler thì thế giới sẽ ra sao.
Liên Xô cũng không tụt lại trong cuộc đua hạt nhân nguyên tử. Năm 1940 các nhà vật lý Xô Viết gồm Victor Maslov, Fridrikh Lange và Vladimir Shpigel (Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Vật lý Ucraina ở Kharcov) đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế công trình bom nguyên tử.
Tuy nhiên công trình này không được đánh giá cao. Viện sĩ Vitali Khlopin, Giám đốc Viện nghiên cứu phóng xạ thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, khi đó đã đặt bút phê vào đơn: “Không có cơ sở thực tế, ý tưởng bom nguyên tử là tưởng tượng”. Các nhà lãnh đạo và giới khoa học Xô Viết chỉ thực sự nhìn nhận lại và đánh giá một cách nghiêm túc công trình của nhóm nhà vật lý Ucraina này khi họ biết rằng người Mỹ đặc biệt chú ý đến công trình này.
Oleg Lavrentiev |
Lại nói về Oleg Alecxandrovich Lavrentiev. Sau khi Chiến tranh vệ quốc kêt thúc, ông đang ở tận vùng Xakhalin xa xôi.
Chính ở Xakhalin ông lần đầu tiên nghĩ đến vấn đề chế tạo bom H. Hoàn cảnh lúc này cũng thuận lợi hơn với ông. Do đã mang cấp bậc Trung sĩ nên ông có tiền trợ cấp hàng tháng để chi trả cho việc đặt mua các tạp chí khoa học. Thêm nữa, ở Tiểu đoàn Pháo cao xạ 221, nơi ông phục vụ, có một thư viện với lượng đầu sách kỹ thuật lớn. Để đến gần với “khát vọng xanh” của mình, Oleg đã tự mình mày mò học các phép tính tích phân và vi phân, miệt mài nghiên cứu chương trình đại học về cơ học, nhiệt học, vật lý phân tử và nguyên tử, điện và từ trường, chưa kể cả hoá học.
“Ý tưởng sử dụng phản ứng tổng hợp nhiệt hạch lần đầu tiên nảy sinh trong tôi là vào mùa đông năm 1948. Ban chỉ huy đơn vị giao cho tôi chuẩn bị bài giảng cho một nhóm riêng về vấn đề nguyên tử. Có vài ngày để chuẩn bị, tôi đã sắp xếp lại toàn bộ tài liệu đã tích cóp được và tìm ra được giải pháp của vấn dề mà tôi đã nhiều năm trăn trở - đó là “chất deuterium-lithium-6” có khả năng nổ dưới tác động của vụ nổ nguyên tử khuếch đại lên nhiều lần và nghĩ ra sơ đồ để sử dụng vào mục đích công nghiệp và phản ứng nguyên tử trên các nguyên tố nhẹ”-Lavrentiev viết trong hồi ký.
Để đánh giá toàn bộ giá trị các phát minh của Oleg Lavrentiev, chúng ta cần biết rằng người sáng chế ra loại bom H này chưa từng học đại học nào, không phải là kỹ sư hay nghiên cứu sinh, mà chỉ là một thanh niên 22 tuổi với vốn liếng là bảy lớp học phổ thông.
Một chi tiết nữa cần được chú ý là trong quân đội Liên xô lúc đó có lệnh cấm quân nhân học buổi tối, tuy nhiên viên Phó chính uỷ đã thuyết phục được Chỉ huy trưởng đơn vị cho phép Lavrentiev và hai đồng đội khác được học.
Và thật không uổng phí. Chỉ sau một năm ông đã có được khối kiến thức của lớp 8, 9 và 10. Điều đó được khẳng định qua các kỳ thi. Mùa hè năm đó lẽ ra ông đã được giải ngũ về học tại Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva (MGU). Nhưng bất ngờ Lavrentiev được phong quân hàm Hạ sĩ vì thế việc đó phải lui lại một năm.
Nhưng rồi trong một năm đó cháng trai Hạ sĩ đã có một bước tiến dài: gần như tới đích chế tạo “bom vua” của Liên Xô.
Bức thư của Trùm KGB Beria
Khoảng thời gian đó Lavrentiev đã liều lĩnh gửi cho lãnh tụ Xtalin một bức vẻn vẹn chỉ có một dòng: “Tôi đã biết cách chế tạo bom khinh khí”. Thời điểm đó người ta nghĩ rằng tác giả bức thư này chỉ muốn thu hút sự chú ý của “lãnh tụ vĩ đại của nhân dân”.
Viện sĩ Evgheni Tamm và nghiên cứu sinh Andrei Sakharov đã rất ngạc nhiên khi biết rằng người chuyển nguyên lý chế tạo bom H cho các ông, những nhà vật lý nghiêm túc, chỉ là người lính 17 tuổi từ vùng Xakhalin xa xôi.
Nhà văn nổi tiếng Nicolai Andreev đã viết trong cuốn sách chuyên khảo Andrei Sakharov: “Khi Viện sĩ Evgheni Tamm cùng nhóm nghiên cứu của Sakharov rất đau đầu vì thứ vũ khí đang nghiên cứu, nếu thành công, thì cũng rất cồng kềnh, không loại máy bay ném bom nào mang nổi thứ vũ khí như vậy. Nhưng rồi, bất ngờ cứu cánh đã đến. Viện sĩ Tamm nhận được bức thư từ trùm mật vụ KGB- Beria. Địa chỉ người gửi là đơn vị quân đội. Ông đưa cho Sakharov. Đến tận chiều tối hôm ấy Sakharov mới nhớ tới bức thư. Mở ra. Trong thư tác giả đưa ra những ý tưởng hết sức thú vị. Anh ta cho rằng thu được plasma đơteri nhiệt độ cao nhờ hệ thống cách nhiệt tĩnh điện. Điều đó sẽ giúp giảm trọng lượng sản phẩm”.
Lavrentiev (giữa, hàng đầu) cùng các đồng đội. |
Còn trong bức thư gửi B.L Vannicov, A.P Zaveniagin và I.V Curchatov ngày 4/1/1951 Beria viết: “Chúng ta phải nhớ đến cậu sinh viên năm thứ nhất MGU Lavrentiev, mà theo lời đồng chí Sakharov, những ghi chép và trình bày của cậu ấy là đòn bẩy để chúng ta nghiên cứu phản ứng từ. Tôi đã gặp mặt Lavrentiev. Xét toàn diện, cậu ấy là người có năng lực. Hãy gọi cho Lavrentiev, nghe cậu ta trình bày. Hãy làm tất cả cùng Kaftanovưi –bộ trưởng Bộ đại học Liên Xô, để giúp đỡ Lavrentiev trong học tập và công việc. Thời hạn 5 ngày”.
Sau đó là công văn phúc đáp: “Theo chỉ đạo của đ/c, chúng tôi đã cho gọi sinh viên năm thứ nhất khoa vật lý MGU đến PGU. Chúng tôi quyết định:
1-cấp học bổng đặc biệt 600 rúp.
2- miễn học phí ở MGU
3-Ghi tên học riêng cùng các giảng viên chuyên ngành của MGU: Telexin R.V -môn lý, Samarxki A.A – môn toán (tiền học được tính vào tài khoản của Tổng cục)
4- cấp cho Lavrentiev căn hộ 14 mét vuông để ở tại 32/34 ngoại ô phố Gorki
5-cấp cho Lavrentiev khoản trợ cấp một lần 3000 rúp tính vào tài khoản của PGU”
Ký tên; B.Vannicov, A.Zaveniagin, I. Curchatov, N. Pavlov
Ngày 19/1/1951
Quy trình bom nhiệt hạch của Lavrentiev |
Cuộc đời bị bỏ quên
Những năm tháng sau đó cuộc sống của Oleg Lavrentiev, một con người chỉ biết đến sách giáo khoa vật lý phổ thông, một mình đơn độc đã làm được điều mà những tập thể lớn ở hai bờ Đại Tây Dương phải “chiến đấu” vì nó, thật sự là bi kịch.
Mùa xuân năm 1953 Xtalin từ trần, Liên Xô trải qua một bước ngoặt lớn. Trùm mật vụ KGB Beria bị xử tử. Nikita Khrusev lên nắm quyền. Sau khi thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch vào tháng 8 năm đó, Khrusev đã hào phóng ban phát những Danh hiệu Anh hùng lao động XHCN cùng nhiều phần thưởng vật chất khác cho nhiều nhà khoa học.
Trớ trêu thay trong số các nhà khoa học được tưởng thưởng đó không hề có tên Lavrentiev, người đã đưa nhóm của Andrei Sakharov ra khỏi bế tắc khoa học. Thay cho phần thưởng, người ta bắt đầu thanh trừng những người gần gũi với Beria. Lavrentiev bị cắt học bổng, phải trả học phí tại MGU, tước giấy phép tiếp cận bí mật khoa học. Rồi ông bị từ chối làm việc tại Viện thí nghiệm số 2 Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, nơi ông mơ ước được làm việc, nghiên cứu tổng hợp nhiệt hạch có điều khiển. Thêm vào đó, căn hộ ông được cấp cũng bị thu hồi và chẳng còn chỗ ở tại Matxcơva.
Theo lời khuyên của một vài người bạn, Lavrentiev đã đến Kharcov mùa xuân năm 1956. Khi ấy Viện kỹ thuật vật lý Kharcov đang có kế hoạch thành lập phòng nghiên cứu plasma mới. Ông được nhận vào làm việc tại đây.
Cho đến cuối đời, TSKH Oleg Lavrentiev, tác giả của 114 công trình khoa học, mới dần dần hiểu ra rằng các ý tưởng của ông đã bị những người khác sử dụng. Họ không hề trả thù lao cho ông, thậm chí không hề nhắc tới tên tác giả của những ý tưởng này. Bởi chẳng có viện sĩ nào dám thừa nhận rằng họ đã sử dụng “báo cáo nguyên tử” của một người lính mới học xonglớp 7.
Tuy nhiên, trong số đó, vẫn có những người cón đầy nghĩa khí. Năm 2001 thay mặt một nhóm các nhà vật lý, Viện sĩ Sarov đã viết một bức thư cho Viện hàn lâm khoa học Nga, trong đó yêu cầu phục hồi tên tuổi của Lavrentiev trong lịch sử khoa học nước nhà.
Chỉ riêng việc chế tạo ra “sản phẩm RDS6s” đã đưa tên tuổi Oleg Alecxandrovich Lavrentiev sánh ngang với nhà bac học vĩ đại Lômônôxôv. |
Bức thư viết: “Nếu như có thể phong tặng danh hiệu cao quí “cha đẻ của ý tưởng tổng hợp nhiệt hạch có điều khiển” cho ai đó, thì người đó chính là Oleg Lavrentiev.
Để sửa chữa một phần sự không công bằng đó, tại kỳ họp của Viện hàn lâm khoa học Nga, các nhà khoa học đã bầu Lavrentiev là thành viên chính thức của Viện nghiên cứu toán-lý Kharcov và đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga cho ông.
Tiếc thay, có thể vì sự đố kỵ, vì coi thường một anh lính binh nhì không được học hành đến nơi đến chốn, mà giới khoa học Xô Viết một thời gian dài, đã “ruồng bỏ” một con người như Lavrentiev đang ở độ tuổi sung sức nhất của cuộc đời khoa học sáng tạo. Nếu người ta biết tận dụng ông, biết đâu nền quốc phòng Xô Viết trước kia và nước Nga ngày nay lại đã chẳng có thêm một tứ vũ khí khủng khiếp chẳng kém gì bom H.
Ở thành phố Pscov- quê hương ông, người dân đã không quên chiến công khoa học của ông. Năm 2010 ông được tặng danh hiệu “Công dân danh dự của thành phố”. Một tấm bảng lưu niệm được dựng trước ngôi nhà ông sống thuở xưa. Người ta dự tính xây dựng nhà bảo tàng về “cha đẻ bom H”, nhưng thành phố hiện còn chưa đủ kinh phí.
(Theo Tuyệt mật- Báo Nga)