Báo Trung Quốc: Tổng thống Donald Trump sẽ không can thiệp xung đột đảo Senkaku

VietTimes -- Tướng học giả Doãn Trác nghĩ rằng ông Donald Trump sẽ là người "thực tế", từ bỏ cam kết chi viện cho Nhật Bản nếu xảy ra xung đột ở đảo Senkaku với Trung Quốc; đồng thời chê bai sức mạnh quân sự của Nhật Bản.
Tổng thống đắc cử Donald Trump và tướng James Mattis - cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm, Quân đội Mỹ. Ảnh: CNN
Tổng thống đắc cử Donald Trump và tướng James Mattis - cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm, Quân đội Mỹ. Ảnh: CNN

Tờ Nhân Dân Trung Quốc ngày 21/11 dẫn tạp chí The National Interest Mỹ gần đây có bài viết cho rằng sau khi ông Donald Trump lên cầm quyền, Mỹ có khả năng tiến hành điều chỉnh chính sách ngoại giao, trong đó sự điều chỉnh lớn nhất liên quan đến đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).

"Khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột ở đảo Senkaku, ông Donald Trump rất có khả năng sẽ không điều Quân đội Mỹ can thiệp giúp đỡ Nhật Bản. Ông sẽ dựa vào đó để làm dịu quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, từ đó xa lánh Nhật Bản" - bài viết trên báo Trung Quốc võ đoán.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng ông Donald Trump nếu là một người thực tế, có khả năng ông sẽ thay đổi cam kết về đảo Senkaku mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đưa ra đối với Nhật Bản trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật.

Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật quy định, nếu lãnh thổ Nhật Bản bị xâm lược, Mỹ sẽ dựa vào luật trong nước để chi viện cho Nhật Bản. Sau khi lên làm Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe lên đã nhiều lần yêu cầu chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận đảo Senkaku là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản, nhưng đều bị từ chối.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)

Chính quyền Barack Obama thể hiện thái độ rất rõ ràng, trong vấn đề chủ quyền đảo Senkaku, lập trường của Mỹ không thay đổi. Mỹ cho rằng, vấn đề chủ quyền đảo Senkaku do Trung Quốc và Nhật Bản đàm phán giải quyết.

Doãn Trác nói: "Donald Trump có thể giữ lập trường phù hợp với luật pháp quốc tế". Nếu Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra chiến tranh ở đảo Senkaku, Mỹ không cần thiết áp dụng Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật cho đảo Senkaku, quan trọng là xem chiến tranh do ai kích động trước và cân nhắc đến phản ứng của dư luận Mỹ, lợi ích của bản thân Chính phủ Mỹ.

Thiếu tướng Doãn Trác tự tin nói: "Nếu Mỹ bàng quan đứng nhìn, liệu sống lưng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có còn cứng được hay không?".

Theo Doãn Trác, trong vấn đề đảo Senkaku, Quân đội Mỹ chỉ có khi xảy ra chiến tranh thì mới có thể can thiệp. Khả năng tấn công và phòng thủ đảo của Nhật Bản hoàn toàn không mạnh, hiện còn chưa có lực lượng Thủy quân lục chiến thực sự, thiếu khả năng tiến hành tấn công tầm xa và phòng thủ đảo quy mô lớn.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang thông qua tiến hành huấn luyện liên hợp với Thủy quân lục chiến Mỹ, từng bước xây dựng nền tảng ban đầu của lực lượng Thủy quân lục chiến của họ.

Ngoài ra, mặc dù Nhật Bản đã sở hữu tàu chiến đổ bộ có thể điều động lực lượng quy mô lớn, nhưng vẫn cần nhập khẩu một số trang bị của Mỹ như xe chiến đấu đổ bộ, máy bay vận tải cánh xoay nghiêng V-22. Để có được khả năng tấn công và phòng thủ đảo độc lập tự chủ, Nhật Bản vẫn cần có thời gian nhất định.

Máy bay vận tải cánh xoay nghiêng MV-22 Osprey Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay trực thăng Hyuga Nhật Bản trong cuộc diễn tập liên hợp ngày 14/6/2013 (ảnh tư liệu)
Máy bay vận tải cánh xoay nghiêng MV-22 Osprey Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay trực thăng Hyuga Nhật Bản trong cuộc diễn tập liên hợp ngày 14/6/2013 (ảnh tư liệu)

Trên hướng đảo Senkaku, hành động của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Theo thông tin từ Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, chỉ trong tháng 11, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã 3 lần tuần tra trong "lãnh hải" đảo Senkaku vào các ngày 6/11, 12/11 và 14/11.

Căn cứ vào thông tin do Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản công bố, đến ngày 19/11, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã liên tục 9 ngày xuất hiện ở khu vực xung quanh đảo Senkaku.

Có tờ báo Nhật Bản bình luận cho rằng, trước đây tàu cảnh sát biển Trung Quốc mỗi lần điều 2 - 3 chiếc đến lãnh hải đảo Senkaku, gần đây ba lần liên tục đều điều 4 tàu cảnh sát biển, cho thấy Trung Quốc đang leo thang triển khai hành động ở đây.

Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng tàu cảnh sát biển Trung Quốc đến đảo Senkaku là hành động thuộc phạm vi "chủ quyền", điều vài tàu cảnh sát biển tuần tra do Trung Quốc tự quyết định.

Đối với đảo Senkaku, hiện nay Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã tăng thêm chuyên trách vùng tuần tra 11 cho phương hướng tây nam, hơn nữa có kế hoạch tăng thêm 11 tàu tuần tra cỡ lớn.

Điều này tạo ra mối đe dọa nhất định cho các hành động của tàu cảnh sát biển Trung Quốc tại vùng biển này. Vì vậy, Doãn Trác cho rằng "Trung Quốc cần tăng cường lực lượng tàu cảnh sát biển trên hướng đảo Senkaku".

Máy bay vận tải cánh xoay nghiêng MV-22 Osprey Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay trực thăng Hyuga Nhật Bản trong cuộc diễn tập liên hợp ngày 14/6/2013 (ảnh tư liệu)
Máy bay vận tải cánh xoay nghiêng MV-22 Osprey Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay trực thăng Hyuga Nhật Bản trong cuộc diễn tập liên hợp ngày 14/6/2013 (ảnh tư liệu)