Bạo loạn bùng phát tại nhà máy sản xuất iPhone hàng đầu

VietTimes –  Theo SCMP, hàng trăm công nhân Foxconn biểu tình qua đêm về việc công ty không trả lương và lo ngại về sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại nhà máy.
Ảnh: SCMP

Các cuộc xung đột bạo lực giữa công nhân và lực lượng an ninh tại Foxconn Trịnh Châu - nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới, về quyền lợi của nhân viên vào đêm thứ Ba và thứ Tư, theo những hình ảnh và video clip được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.

Trong một video clip, hàng trăm công nhân đã xuống đường, ném gậy và gạch vào cảnh sát chống bạo động đang đứng trước mặt họ. Trong một video khác, các công nhân được nhìn thấy đập ki-ốt thử nghiệm Covid-19 bằng các thanh thép, ghế và bình cứu hỏa.

Foxconn, cho biết trong một tuyên bố rằng đã có các cuộc biểu tình công khai và "bạo lực" tại nhà máy.

Công ty Đài Loan cho biết “một số nhân viên mới” tại cơ sở Trịnh Châu đã phàn nàn với công ty về các khoản phụ cấp làm việc. “Công ty sẽ tiếp tục liên lạc với nhân viên và chính phủ để ngăn chặn những vụ việc tương tự tái diễn”, công ty cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư (23/11).

Theo hai cựu công nhân tại nhà máy Foxconn Trịnh Châu, hàng trăm công nhân đã xông ra khỏi ký túc xá của họ và đập nát hàng rào thép bên ngoài tòa nhà vì họ tin rằng công ty đã không thực hiện một số lời hứa tuyển dụng.

Một cựu công nhân nói rằng các điều khoản của "phụ cấp lưu giữ", vốn đã được hứa sẽ tặng cho những nhân viên ở lại nhà máy cho đến ngày 15 tháng 2 năm 2023 đã được thay đổi, theo báo cáo. Người lao động hiện cần ở lại đến ngày 15 tháng 3 để nhận tiền thưởng - kéo dài thêm một tháng.

Foxconn cho biết trong tuyên bố của mình rằng “khoản trợ cấp luôn được tôn trọng dựa trên các nghĩa vụ hợp đồng và [chúng tôi] sẽ tiếp tục trao đổi với các đồng nghiệp có liên quan [về vấn đề này]”.

Không chỉ vậy nhân viên cáo buộc những yêu cầu quá đáng từ Foxconn , theo đó công ty yêu cầu một số công nhân chia sẻ ký túc xá với đồng nghiệp đã được xác nhận là có Covid-19, theo hai công nhân yêu cầu giấu tên do tính nhạy cảm của vấn đề. Foxconn bác bỏ cáo buộc này và cho biết tất cả các ký túc xá đã được khử trùng trước khi những người thuê mới chuyển đến.

Tuy nhiên cuộc bạo loạn này đã làm tan vỡ hình ảnh mà các phương tiện truyền thông nói về việc sản xuất diễn ra suôn sẻ tại nhà máy Foxconn Trịnh Châu sau một đợt bỏ chạy trước đó của hàng nghìn công nhân do dịch bệnh Covid-19. Đợt nghỉ việc của công nhân đã khiến Apple phải đưa ra một cảnh báo hiếm hoi vào đầu tháng này về việc giảm lượng xuất xưởng của các mẫu iPhone 14.

Vụ việc này đã cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Trung Quốc phải đối mặt giữa việc giữ cho Covid-19 không lây lan trong khi duy trì sản xuất bình thường. Một mặt, nhà máy Foxconn đã phải áp đặt các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt như yêu cầu công nhân mới phải kiểm dịch trong nhiều ngày và tuân thủ các quy tắc giãn cách, mặt khác nhà máy phải duy trì sản xuất ở mức hoạt động cao nhất.

Một trong những công nhân mà tờ SCMP phỏng vấn, người đã rời khỏi khuôn viên Foxconn khi có báo cáo về các trường hợp dương tính với Covid-19. Anh ta nói rằng tình hình bên trong nhà máy đã trở nên "khủng khiếp hơn" trong những tuần gần đây do sự hỗn loạn gây ra bởi các biện pháp kiểm soát Covid nghiêm ngặt.

Theo SCMP