|
Tàu cá vỏ composite đầu tiên của Quảng Ngãi. Ảnh: Dân trí |
Chiếc tàu cá composite đầu tiên này có số hiệu QNg 95537TS, chiều dài 24m, rộng 6,5m, cao 3,1m. Tàu được lắp máy thủy nhãn hiệu Cummins (Mỹ) có công suất 850 CV, hệ thống chiếu sáng công nghệ LED có tổng công suất 2.880W.
Đây cũng là tàu cá đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi lắp đặt hệ thống bảo quản mới, hiện đại, đảm bảo chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tàu cũng được lắp hệ pin năng lượng mặt trời, giảm chi phí nhiên liệu khi vận hành.
Composite là loại vật liệu hiện đại, cao cấp, được các nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Mỹ, chau Âu… sử dụng thay thế thép trong đóng mới các tàu cá cỡ nhỏ.
Ưu điểm của vật liệu composite trong đóng tàu cá cỡ nhỏ là bền, dễ thi công đóng mới, chi phí bảo dưỡng thấp hơn tàu cá vỏ thép, đặc biệt là rất nhẹ khiến tăng được tải trọng hữu ích cho tàu, giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ.
Tại Việt Nam, vật liệu composite đã được ứng dụng khá nhiều trong đóng mới hàng nghìn cano chuyện dụng, xuồng cỡ nhỏ chạy trong sông.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực tàu cá, từ vài năm qua đã có một tổ chức của Nhật Bản hỗ trợ ngư dân Việt Nam ứng dụng công nghệ bọc toàn thân bảo dưỡng tàu cá vỏ gỗ, hoặc đóng mới tàu cá hoàn toàn bằng vật liệu composite.
Đã có khoảng 2 – 3 tàu cá thuộc chương trình Nghị định 67 được đóng hoàn toàn bằng vật liệu composite với giá thành rẻ hơn hàng tỷ đồng mỗi tàu đóng vỏ thép.
Hiện giá bình quân tàu cá vỏ thép đóng theo chương trình của nghị định 67 do 5 ngân hàng lớn cho vay theo thiết kế của Bộ NNPTNT phê duyệt có giá thành không dưới 17 tỷ đồng/chiếc.