1. Đóng các ứng dụng sẽ giúp iPhone chạy nhanh hơn
Không đúng. Bạn không phải đóng các ứng dụng trên iPhone bằng cách gỡ chúng ra khỏi danh sách những ứng dụng được dùng gần đây. Các ứng dụng nằm trong danh sách này thực sự không “chạy” ở nền và chiếm chút nguồn lực nào của máy. Chúng chỉ được lưu trong RAM của iPhone. Nếu iPhone cần thêm RAM, nó sẽ tự động gỡ những ứng dụng bạn không dùng. Việc đóng các ứng dụng chỉ khiến chúng mở lại chậm chạp hơn. Ngoài ra, chúng vẫn tiếp tục chạy ngầm dù không ở trong danh sách “những ứng dụng gần đây”.
2. Dùng Task Killer sẽ tăng tốc điện thoại Android
Hiểu nhầm tương tự về tốc độ điện thoại Android. Bằng cách sử dụng task killer – tự động gỡ bỏ các ứng dụng ra khỏi RAM khi bạn không dùng chúng, bạn có thể tăng tốc điện thoại. Đó chỉ là tin đồn. Thực tế, những ứng dụng này đã được giấu trong RAM.
Bạn không nên dùng task killer, và cũng không cần thiết phải gỡ bỏ các ứng dụng ra khỏi danh sách ứng dụng gần đây trên Android. Chúng đã bị “đóng băng” ngầm. Đúng là Android cho phép các ứng dụng chạy ngầm, nhưng bạn không cần phải đóng ứng dụng trừ phi nó bị lỗi. Điều này thực sự sẽ khiến máy Android của bạn chậm hơn.
3. Nên để pin cạn hoàn toàn rồi mới sạc
Chắc chắn hầu hết mọi người không để pin đến mức kiệt cùng rồi mới sạc. Nhưng một số vẫn ngần ngại sạc khi pin còn 80%.
Thực tế, với pin Lithium-ion hiện đại, không cần để cạn kiệt mới sạc. Hãy cứ sạc bất cứ khi nào bạn thích.
4. Chỉ nên sử dụng củ sạc của thiết bị
Smartphone hiện đại sử dụng cả sạc USB, điều này đã thành chuẩn. Miễn là cáp sạc USB có thể cung cấp đủ điện, bạn có thể dùng nó để sạc smartphone hoặc bất cứ thiết bị nào hỗ trợ sạc USB.
Ngoài ra, cứ thoải mái cắm điện thoại vào loại sạc mang nhiều nguồn điện hơn. Điện thoại của bạn sẽ chỉ hấp thụ đủ điện mà nó cần, vì thế nó không bị hư hỏng. Thực tế, điện thoại có thể sạc nhanh hơn với loại sạc mạnh mang nhiều điện hơn. Bạn cũng có thể cắm điện thoại vào bộ sạc mang ít điện hơn – chỉ là nó không sạc nhanh được.
5. Nên mua miếng dán màn hình để bảo vệ màn hình khỏi bị xước
Miếng dán bảo vệ màn hình là một tấm plastic mỏng. Nếu màn hình bị va chạm, miếng dán sẽ bảo vệ màn hình. Và hơn wnax, miếng dán này vừa rẻ vừa dễ tìm mua.
Nhưng, thực tế là miếng dán màn hình đã trở nên lỗi thời. Smartphone hiện đại dùng kính cường lực Gorilla Glass hoặc các công nghệ tương tự giúp chống xước. Miễn là không đến mức thô bạo chà xát điện thoại, smartphone vẫn ok.
6. Camera smartphone nhiều điểm ảnh hơn là tốt hơn
Megapixel không chỉ là hiểu nhầm của camera smartphone, mà còn với mọi loại camera số. Mọi người nghĩ nhiều megapixel hơn luôn là tốt hơn. Thực tế, một megapixel tương đương 1 triệu pixel, và số megapixel cho bạn biết có bao nhiêu pixel trên một bức ảnh mà chiếc camera đó chụp. iPhone 6 của Apple vẫn có camera 8 megapixel, trong khi nhiều smartphone Android cao cấp thường có camera 16 megapixel.
Nói tóm lại, nhồi nhét nhiều thật nhiều pixel lên cảm biến ảnh không phải lúc nào cũng tốt. Toàn bộ chất lượng của cảm biến, thấu kính và phần mềm xử lý ảnh rất quan trọng. Vì thế, đừng so sánh số megapixel nếu bạn đang so sánh camera smartphone.
7. Điện thoại Android thường nhiễm nhiều virus và mã độc hơn
Thực tế, rất ít điện thoại Android bị nhiễm mã độc. Mã độc Android tồn tại, nhưng nó chủ yếu đến từ nguồn bên ngoài, chứ không phải từ Google Play. Nếu bạn cài đặt các ứng dụng từ Google Play, bạn an toàn. Nếu bạn tải các ứng dụng copy những ứng dụng Android mất tiền, bạn sẽ gặp nhiều rủi ro.
Android chắc chắn dễ nhiễm mã độc hơn iOS đơn giản vì bạn có thể cài đặt các ứng dụng từ bên ngoài kho Google Play. Tất nhiên, hệ điều hành Android không cập nhật với nhiều điện thoại, điều này đôi khi cũng để lại những lỗ hổng.
Theo Howtogeek