|
Georg Wilhem Friedrich Hegel |
Lời Tòa soạn: Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại luôn thu hút sự chú ý của của các nhà giáo dục nói riêng và giới khoa học, công chúng nói chung. Nó cũng luôn gây ra không ít tranh cãi, mặc dù công nghệ giáo dục đã được triển khai từ hơn 40 năm qua.
Để rộng đường dư luận VietTimes xin trân trọng giới thiệu loạt bài viết của GS Hồ Ngọc Đại tới bạn đọc.
- Bài 1: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
- Bài 2:"Anh nên dùng “Quy trình kỹ thuật” của anh để xử lý môn Tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam"
- Bài 3: Thực nghiệm là cái van an toàn lắp vào quá trình giáo dục thực thi công nghệ giáo dục
- Bài 4: “Tôi nghiên cứu lý thuyết và thiết kế Công nghệ giáo dục theo định hướng triết học“
- Bài 5: Phải thay đổi tận nguyên lý lý thuyết và thực tiễn hành nghề của nền giáo dục hàng nghìn năm qua
- Bài 6: Tiếng nói là "vật thật", chữ viết là "vật thay thế"
- Bài 7: "Tôi dạy trẻ em tôn trọng tiếng Việt, yêu tiếng Việt"
- Bài 8: Suốt mấy ngàn năm vẫn duy nhất một “Nghiệp vụ sư phạm”
- Bài 9: “Phải đặt Tiếng trong một chân không về Nghĩa“
- Bài 10: “Thày thiết kế - trò thi công“ thay cho "Thầy giảng giải – Trò ghi nhớ"
- Bài 11: Cuộc làm việc với Chủ tịch Quốc hội và chuyện bỏ các kỳ thi phổ thông
- Bài 12: Điểm xuất phát của Hành trình tư duy
- Bài 13: Chiếc gậy khều
- Bài 14: Làm ra công cụ để dùng
- Bài 15: Lần đầu biết đến tính khoa học tâm lý học của nghề dạy học
- Bài 16: Cuộc gặp với ông Võ Văn Kiệt
- Bài 18: "Làm ra khái niệm khoa học"
- Bài 19: Môn Tiếng Việt công nghệ giáo dục có giá trị triết học định hướng cho bước chuyển về nguyên lý của thời hiện đại
- Bài 20: Tôi coi việc học của Trẻ em có tư cách triết học như lao động của người lớn đương thời
- Bài 21: Trẻ em sinh ra là Người và trở thành chính mình, một cá nhân duy nhất trên hành tinh
|
Giáo sư Hồ Ngọc Đại |
Kỳ này:
Bài 22: Cái bắt đầu trong lịch sử cũng là cái mở đầu trong logic
Cái bắt đầu trong lịch sử cũng là cái mở đầu trong logic (Hegel).
Dùng mệnh đề này cho giáo dục, tôi coi lịch sử - Vật thật là cái có trước, triết học – Vật thay thế có sau. Tuy nhiên, thiết kế công nghệ giáo dục thì tôi dùng cả thứ tự thứ hai: Vật thay thế / Vật thật.
Theo sự “phân loại” ấy, tôi thiết kế Môn Tiếng Việt lớp Một với sự phân biệt rạch ròi: cách xử lý cổ truyền và cách xử lý hiện đại.
Cách xử lý cổ truyền, dùng chữ ghi Nghĩa.
Cách xử lý hiện đại, dùng chữ ghi Âm.
Âm là Đối tượng cần chiếm lĩnh.
Đối tượng là khái niệm cơ bản nhất trong Nghiệp vụ sư phạm, tôi có ý thức tường minh về điều đó, lấy nó làm cốt lõi cho tư duy giáo dục.
Đối tượng trong Công nghệ giáo dục hiểu là Đối tượng cần chiếm lĩnh.
Đối tượng là cái có trước, ở bên ngoài trẻ em. Dù theo phương pháp tư duy nào, thì chiếm lĩnh đối tượng cũng là chuyện sống còn. Trẻ em có hai cách chiếm lĩnh đối tượng:
Một, ăn, tự ăn, đưa vật liệu vật chất vào trong bụng mình, lấy năng lượng cấp cho sự sống vật chất của cơ thể, cho trưởng thành.
Hai, học, tự học, đưa vật liệu tinh thần vào trong đầu óc mình, cấp năng lượng cho phát triển. Hai quá trình song hành:
Ăn để lớn, trưởng thành.
Học để khôn, phát triển.
Trưởng thành / Phát triển, Phát triển / Trưởng thành là hai quá trình luôn luôn song hành, hỗ trợ nhau trong cuộc sống cá nhân. Về sau, có sự phân hóa tự nhiên:
Trưởng thành đến một giới hạn vật chất xác định thì chững lại, ví dụ cao 160cm.
Phát triển là một quá trình liên tục từ đầu đời đến cuối đời, suốt cả đời người.
Phát triển lấy năng lượng từ việc học. Học suốt đời, chứ không phải lấy bằng tiến sĩ khoa học là xong.
Sự phát triển cá nhân được hình thành và bị giới hạn bởi cuộc sống thực tiễn, cuộc sống của thời đại, với cốt lõi vật chất là cung cách làm ăn.
Xã hội tiểu nông (lịch sử) thì ngang với trình độ trừu tượng của triết học với các khối liền tảng liền khối chưa phân hóa, trong suốt vài chục thế kỷ. Marx đưa ra hình tượng: Các cá thể tiểu nông hao hao nhau như những củ khoai tây.
Từ thế kỷ XVIII, nền sản xuất đại công nghiệp triển khai triệt để cơ chế phân công – hợp tác, đến tận từng cá nhân hiện đại, mỗi người một việc, không ai giống ai. Mỗi người là một cá nhân duy nhất.
Bước tiến từ trừu tượng – những người “hao hao nhau như những củ khoai tây”, đến cụ thể - mỗi người là một cá nhân duy nhất, để làm được bước tiến vĩ đại đó, lịch sử đã phải tiêu tốn vài chục thế kỷ.
Chúng ta, những người đương thời được thấy tận mắt sự biến đổi long trời lở đất ấy.
Những năm 70 thế kỷ trước, trên những đường phố Mat-xcơ-va, tôi không bao giờ thấy hai người nữ ăn mặc giống nhau, đầu tóc giống nhau, tôi chỉ ước mong phái đẹp nước mình rồi cũng thế và bây giờ đã như thế thật! Một thời đại mới, các thế hệ sinh ra và trưởng thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử mới, với ý thức triết học mới.
(Còn nữa)