Lợi thế của người đi sau, bài học nhìn từ Trung Quốc:

Bài 2: … Đến cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực bán lẻ

VietTiemes -- một trong những thay đổi lớn đang diễn ra trong lĩnh vực mua sắm và dịch vụ ở Trung Quốc là sự kết hợp giữa O2O và công nghệ mã QR (Quick response code). Ngày nay, nhiều cửa hàng mặt đường biến mất (vừa qua ở Bắc Kinh chính quyền đô thị đã bắt đầu hạn chế hoạt động cửa hàng ở một số khu phố), vì người tiêu dùng ngày càng mua hàng trên mạng.
Hiện nay trên thế giới, với thời gian, xu hướng chung, là các cửa hàng bán lẻ mặt phố sẽ bị hệ thống bán lẻ điện tử “tiêu diệt”.
Hiện nay trên thế giới, với thời gian, xu hướng chung, là các cửa hàng bán lẻ mặt phố sẽ bị hệ thống bán lẻ điện tử “tiêu diệt”.

Xin phép trình bầy một ví dụ khác về cách sử dụng O2O sáng tạo có thể tạo nên một cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực bán lẻ. Hiện nay trên thế giới, với thời gian, xu hướng chung, là các cửa hàng bán lẻ mặt phố sẽ bị hệ thống bán lẻ điện tử “tiêu diệt”. Mặt khác, các hệ thống bán hàng trực tuyến hiện có trên thế giới cũng chưa thực sự tiện lợi. Chẳng hạn, hệ thống cửa hiệu hàng hóa tiêu dùng trực tuyến Zalando, cho phép khách hàng sau khi mua có điều kiện trả lại hàng miễn phí, nhưng dịch vụ trao đổi hàng hóa vẫn phải thông qua các chi nhánh bưu điện.

Một trong những thay đổi lớn đang diễn ra trong lĩnh vực mua sắm và dịch vụ ở Trung Quốc là sự kết hợp giữa O2O và công nghệ mã QR (Quick response code).
Một trong những thay đổi lớn đang diễn ra trong lĩnh vực mua sắm và dịch vụ ở Trung Quốc là sự kết hợp giữa O2O và công nghệ mã QR (Quick response code). 

Vì vậy người Trung Quốc đang cố gắng tìm cách tiếp cận khác. Hiện tại ở China thanh toán O2O thực ra bao gồm một loạt các dịch vụ, bởi vì người tiêu dùng mong đợi và hướng tới một “gói” dịch vụ toàn diện. Trước hết, O2O cung cấp dịch vụ mua hàng trên Internet và nhận hàng trong các cửa hiệu. Theo một khảo sát của Daxue Consulting về O2O, năm 2016, 72% người tiêu dùng Trung Quốc muốn mua sắm trực tuyến và trả lại hoặc trao đổi trong cửa hàng.

Ngoài ra, hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc muốn mua phiếu giảm giá trực tuyến và trao đổi chúng trong cửa hàng. Trong tương lai gần, các “gói” dịch vụ O2O ở Trung Quốc sẽ bao gồm cả khả năng khách hàng đặt sản phẩm “thửa riêng”, kiểm tra tình trạng “thực” của hàng hóa trực tuyến và mua hàng hóa trong cửa hàng, cũng như việc tự động giao hàng đến tận nhà.

Ngoài ra, một trong những thay đổi lớn đang diễn ra trong lĩnh vực mua sắm và dịch vụ ở Trung Quốc là sự kết hợp giữa O2O và công nghệ mã QR (Quick response code). Ngày nay, nhiều cửa hàng mặt đường biến mất (vừa qua ở Bắc Kinh chính quyền đô thị đã bắt đầu hạn chế hoạt động cửa hàng ở một số khu phố), vì người tiêu dùng ngày càng mua hàng trực tuyến nhiều hơn hoặc chỉ ghé thăm các cửa hàng để nhận diện và đánh giá sản phẩm, sau đó tìm ưu đãi tốt nhất trên mạng và vẫn mua trực tuyến.

Ứng dụng Alipay hoặc WeChat có thể thay đổi cách thức người tiêu dùng trên toàn thế giới mua thực phẩm và đồ gia dụng.
Ứng dụng Alipay hoặc WeChat có thể thay đổi cách thức người tiêu dùng trên toàn thế giới mua thực phẩm và đồ gia dụng.

Tuy nhiên, việc giới thiệu mã QR vẫn hữu ích cho các cửa hàng và khách hàng. Việc có mã QR bên cạnh sản phẩm cho phép người tiêu dùng có được thông tin chi tiết đầy đủ về sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng trước khi mua trực tuyến. Điển hình là cách làm của Leyou, nhà bán lẻ các sản phẩm dành cho trẻ em lớn nhất tại Trung Quốc. Leyou đã triển khai mã QR để cha mẹ có thể nhận được tối đa thông tin về sản phẩm và chọn thứ phù hợp nhất cho con cái mình.

Một giải pháp đổi mới sáng tạo khác là việc kết hợp các cửa hàng ngoại tuyến với thế giới trực tuyến là ứng dụng Dmall, tạo cho các siêu thị thực thêm một phiên bản ảo. Ứng dụng Dmall cho chỉ dẫn cụ thể các sản phẩm của siêu thị và khách hàng nhanh chóng chọn đúng sản phẩm mong muốn. Sau khi khách hàng thanh toán qua Alipay hoặc WeChat, hàng hóa sẽ được giao tận nhà trong vòng một giờ. Ứng dụng này có thể thay đổi cách thức người tiêu dùng trên toàn thế giới mua thực phẩm và đồ gia dụng.

Rõ ràng đổi mới này cực kỳ hiệu quả, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho khách hàng đi mua sắm các siêu thị. Ngoài việc tiết kiệm thời giờ đi cửa hàng, xếp hàng của khách, siêu thị còn không mất khách vì lý do khách hàng phải chờ đợi. Và cuối cùng, xã hội có thêm việc làm (giao hàng).

Tóm lại những đổi mới sáng tạo nói trên về nguyên tắc không có gì ghê gớm, nhưng “tích tiểu thành đại”, đều có ảnh hưởng đáng kể nền kinh tế của toàn cầu. Giúp các công ty xem lại mô hình kinh doanh của mình (chẳng hạn, cố gắng kết nối hiệu quả hơn các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến). Ngoài ra, chắc chắn sẽ có thêm nhiều công ty khởi nghiệp sẽ tiếp tục nổi lên trên toàn thế giới với những ý tưởng kinh doanh hoàn toàn mới dựa trên thanh toán di động.

Bài 3: Sử dụng hiệu quả lợi thế người đi sau