ARM ngưng hợp tác, Huawei tuyên bố tự sản xuất chip điện thoại – Lạc quan hay tự tin thái quá?

VietTimes – ARM là đối tác mới nhất của Huawei vừa thông báo sẽ “đóng băng” quan hệ làm ăn với công ty viễn thông Trung Quốc để thực thi lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ. Theo đó, “gã khổng lồ viễn thông” Trung Quốc sẽ chỉ có thể đặt hết hi vọng vào con chip Kirin tự sản xuất của mình.
Ảnh: SCMP
Logo Huawei ở Trung tâm An ninh mạng của công ty tại Brussels, Bỉ, ảnh chụp vào ngày 21.5.2019. Ảnh: SCMP

ARM của Anh là một trong những nhà thiết kế chip cho các thiết bị thông minh hàng đầu thế giới. ARM cung cấp những tập lệnh và kiến trúc lõi cho các bộ vi xử lý. Để tạo ra được một con chip, sẽ không thể thiếu đi những tập lệnh và kiến trúc lõi.


Nếu mất giấy phép kiến trúc lõi từ ARM, Huawei sẽ phải tự xây dựng cấu trúc CPU và GPU cho mình. Việc ARM ngừng hợp tác có thể sẽ thúc đẩy Huawei phát triển chip Kirin mới đồng thời tự xây dựng hệ điều hành cho riêng mình như công ty đã từng tuyên bố vào đầu năm 2019.

Sau khi danh sách đen thương mại của chính phủ Mỹ được công bố, nhiều công ty công nghệ lớn đã tuyên bố ngưng hợp tác với Huawei như Google, Intel, Qualcomm,… và mới đây nhất là ARM.  Google đã chặn quyền truy cập của Huawei vào các bản cập nhật hệ điều hành Android trong tương lai và các tiện ích YouTube, Google Play.

Một số nhà viễn thông lớn trên thế giới cũng cho biết họ đang lên kế hoạch hủy bỏ việc bán điện thoại Huawei để thực thi lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump. Nhà mạng EE và Vodafone cũng đã loại Huawei ra khỏi kế hoạch ra mắt điện thoại 5G của họ ở Anh. Ở Nhật Bản, KDDI cũng quyết đình trì hoãn không thời hạn việc bán các dòng điện thoại mới của Huawei vì lý do an ninh mạng.

Đa số ý kiến đều tỏ ra không mấy lạc quan về sự kiện này. Sự việc ARM ngưng hợp tác với Huawei được đánh giá là còn nghiêm trọng hơn so với sự kiện Google. Trong trường hợp của Google, nếu như Huawei vẫn có thể sử dụng phiên bản Android mã nguồn mở (AOSP) hoặc tự mình xây dựng hệ điều hành khác; thì nếu như thiếu đi sự hỗ trợ và cấp phép của ARM, Huawei sẽ không thể tự mình sản xuất chip được nữa. Thậm chí, nhiều người còn lo ngại rằng, ngay cả phiên bản Android được cấp phép bởi nguồn mở, Huawei có thể cũng không được sử dụng  vì nó đều dựa trên thiết kế lõi của ARM. Trong trường hợp xấu này, tất cả mọi lựa chọn đều sẽ trở nên khó khăn đối với Huawei.

“Thay đổi kiến trúc lõi có nghĩa là bạn phải thực hiện hết các công việc quan trọng không chỉ trong silicon mà còn trong hệ sinh thái phần mềm của bạn. Điều đó thực sự không hề đơn giản”, Wired Eric Hanselman, nhà phân tích hàng đầu tại 451 Research cho biết.

Tại sao ARM là một công ty của Anh lại “ngoan ngoãn” tuân thủ lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ đến vậy?

Hãng BBC News trong một báo cáo đã giải thích rằng vì các thiết kế của ARM có xuất xứ từ các công nghệ của Hoa Kỳ. ARM từng là một chi nhánh của “gã khổng lồ Apple”, sau này mới tách dần và trở thành một công ty độc lập. Thực tế, dù là công ty Anh, ARM hiện nay được hình thành từ 3 công ty mà trong số đó có 2 công ty Mỹ (Apple, VLSI), chỉ duy nhất "cha đẻ" trực tiếp Acorn là công ty Anh mà thôi. Chính vì vậy, việc ARM tuân thủ nghiêm ngặt lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei là một điều dễ hiểu.

Theo báo cáo của hai chuyên gia nghiên cứu Haitong và Cananlys, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai toàn cầu đã lên kế hoạch dự trữ các linh kiện quan trọng của Mỹ trong gần một năm qua. Dường như công ty Trung Quốc đã lường trước được những diễn xấu có thể xảy ra và làm điều này để đảm bảo việc ra mắt các sản phẩm mới không bị gián đoạn.

Huawei cũng đã phát triển chipset độc quyền để sử dụng cho điện thoại thông minh và các sản phẩm mạng. Đây được coi là lựa chọn thay thế cho các thiết bị nhập từ Intel và Qualcomm. Bên cạnh đó, vào tháng 3, Huawei cũng xác nhận rằng họ đã phát triển hệ điều hành riêng cho điện thoại thông minh và máy tính trong trường hợp hệ điều hành mua từ các công ty công nghệ Mỹ không có sẵn.

Theo SCMP