Tuy nhiên sự thực đằng sau những quan điểm này là gì? Hãy cùng 5 Fun Facts khám phá nhé!
1. Một ly cà phê latte chứa ít caffeine hơn là cà phê espresso
Nhiều người luôn tin rằng một ly espresso có chứa nhiều lượng caffeine nhất. Trên thực tế, lượng caffein trong latte, cappuccino và espresso là hoàn toàn giống nhau.
2. Chỉ nên ăn hoa quả và đồ ngọt vào bữa tráng miệng
Các nhà dinh dưỡng học không đồng ý với quan điểm này. Bạn nên ăn hoa quả vào bữa sáng hoặc ăn nhẹ vào buổi chiều, trong khi đồ ngọt thì tốt hơn chỉ nên ăn vào buổi sáng vì một vài miếng sô-cô-la ăn trong buổi sáng sẽ không gây ra sự tăng đột ngột về insulin. Bạn nên tránh xa các sản phẩm chứa đường và đồ nướng sau giờ ăn trưa.
3. Mì chính gây nguy hiểm cho sức khỏe
Е621 là một trong những phụ gia thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới. Công thức của nó bắt nguồn từ Nhật Bản. Năm 1908, nhà sinh hóa học Kikunae Ikeda tạo ra chất bột ngọt từ rong biển và phân loại nó vào vị umami, có nghĩa là ngon. Trên thực tế, nguyên tố này có trong hầu hết các sản phẩm tự nhiên như ớt chuông, cà chua,...Nguy hiểm chính từ thực phẩm có chứa E621 là khi bạn ăn quá nhiều.
4. Bánh mì đen tốt hơn bánh mì trắng
Nhiều người chắc chắn rằng các sản phẩm làm từ bột màu trắng không dành cho những người muốn giảm cân, thay vào đó họ lựa chọn bánh mì đen. Tuy nhiên, lượng calo trong hai loại hầu như giống nhau. Sự khác biệt chính là bột - bánh mì đen được làm từ bột lúa mạch đen có chứa nhiều chất xơ, thích hợp hơn cho quá trình trao đổi chất lành mạnh. Mặt khác, bánh mì trắng xốp hơn và dễ tiêu hóa; đó là lý do tại bạn nên lựa chọn loại này nếu hệ tiêu hóa của bạn không tốt.
5. Ngũ cốc ăn sáng granola tốt nhất cho sức khẻo
Granola là một loại ngũ cốc ăn sáng phổ biến của người Mỹ, được làm từ yến mạch hoặc ngũ cốc khác, các loại hạt khô, trái cây khô… được nướng cho giòn thơm. Nhiều người nghĩ rằng granola rất có lợi cho sức khỏe nhưng sự thật lại không phải vậy vì hầu hết các loại ngũ cốc này có quá nhiều đường và rất ít chất xơ. Chỉ cần một cốc granola cũng có 600 calo, tương đương 1/3 lượng calo cần thiết cho phụ nữ mỗi ngày.
6. Dầu ô liu lành mạnh hơn dầu hướng dương
Các chuyên gia cho rằng bất kỳ loại dầu hạt nào đều khỏe mạnh nếu tiêu thụ với số lượng vừa phải- không quá 30g mỗi ngày. Các loại hạt chứa axit béo không bão hòa giúp cải thiện sự trao đổi chất cholesterol, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh về hệ tim mạch.
7. Đường mía tốt hơn cho sức khỏe
Đường mía chứa nhiều nguyên tố vi lượng hữu ích nhưng số lượng lại không đáng kể. Chẳng ai muốn ăn 1800 gr đường chỉ để hấp thu đủ lượng kali cho cơ thể. Ưu điểm chính của đường mía là những chất chưa qua tinh chế. Tuy nhiên, lợi ích của sản phẩm này gây ra nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà dinh dưỡng vì nó chứa 97% sucrose và hàm lượng calo 387 kcal/100 g, cao hơn đường trắng thông thường.
8. Pasta và khoai tây khiến cơ thể mất cân đối
Khoai tây không đáng sợ như nhiều người nghĩ. Khoai tây có chứa kali, magiê và sắt. Hàm lượng calo khoai tây nướng là 80 kcal/100g, trong khi khoai tây chiên có cùng trọng lượng là 317 kcal. Nếu bạn cho thêm nước sốt, hàm lượng này thậm chí còn cao hơn.
Mỳ ống chứa khoảng 114 kcal/100g, trong khi hàm lượng calo của mì lúa mạch là 230 kcal/100g. Tuy nhiên, mì lúa mạch cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích và lành mạnh và chất xơ hơn mì ống thông thường.
9. Dầu cọ không tốt cho sức khẻo
Hàm lượng axit palmitic cao khiến mọi người tin rằng dầu cọ không tốt cho sức khỏe. Axit này kích thích sự gia tăng số lượng của “cholesterol xấu.” Tuy nhiên, dầu này cũng chứa axit oleic làm trung hòa các axit palmitic nên dầu này không ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất hoặc cholesterol. Dầu cọ tươi nguyên chất là nguồn cung cấp axit béo không bão hòa cũng như beta-carotene. Vấn đề chính nằm là các nhà sản xuất thường thêm dầu cọ giá rẻ thay vì các thành phần đắt tiền để kiếm lợi.