Cận cảnh vũ khí trên đội tàu khu trục Hải quân Ấn Độ thăm Đà Nẵng

Trong khi INS Delhi sở hữu sức mạnh của lớp tàu khu trục tên lửa dẫn đường tối tân, thì INS Kiltan có khí tài vượt trội của hạm hộ tống chống ngầm, còn INS Shakti sẵn sàng tiếp liệu cho 4 tàu cùng lúc với tốc độ 1.500 tấn/h.

Clip: Đội tàu Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng

Tàu khu trục INS Delhi

vt_tau delhi 0.png
Sáng 24/7, đội tàu Hải quân Ấn Độ gồm: tàu khu trục INS Delhi, tàu hộ vệ chống ngầm Kiltan và tàu chở dầu Shakti đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng.
Tàu khu trục INS Delhi (D61) là chiến hạm thuộc lớp tàu Delhi – lớp tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Ấn Độ. Đây là 1 trong 3 loại tàu chiến thuộc lớp tàu lớn nhất được đóng tại Ấn Độ.
vt_tau delhi 1.png
Tàu có chiều dài 163 m; rộng mạn 17 m; mớn nước 6,5 m; tải trọng 6.200 tấn; biên chế 350 người. Tàu sở hữu 2 động cơ đẩy Zorya-Mashproekt M36E với 2 tua bin khí đảo chiều DT-59 công suất 82.820 mã lực (61.760 kW) cùng 2 trục chân vịt. Các trang bị này giúp tàu có thể đạt tốc độ 32 hải lý/h (59 km/h), cùng tầm hoạt động 7.200 km (ở tốc độ 33 km/h).
vt_tau delhi 6.png
Tàu sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa phóng thẳng đứng Barak 1 với 8 ống phóng, 32 tên lửa với tầm bắn 10 km và sử dụng dẫn đường theo đường ngắm chỉ huy được cung cấp bởi radar điều khiển hỏa lực EL/M-2221 và radar Signaal LW08. INS Delhi còn sở hữu hệ thống tên lửa mặt nước gồm 16 tên lửa Kh-35E Uran, tầm bắn tối đa là 130 km và được đặt trong 4 bệ phóng nghiêng 4 nòng. Các tên lửa có tính năng dẫn đường bằng radar chủ động và được dẫn đường bằng radar điều khiển hỏa lực Granit Garpun B (NATO: Plank Shave).
vt_tau delhi 9.png
Ban đầu, các tàu thuộc lớp này được lên kế hoạch là tàu khu trục tiếp theo của lớp Godavari với việc bổ sung bệ phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000 và hệ thống đẩy tua bin khí. Lớp Delhi được mô tả là lớp Rajput kéo dài với một số yếu tố được kết hợp từ khinh hạm lớp Godavari và tàu khu trục lớp Sovremennyy. Tàu khu trục INS Delhi thuộc lớp Delhi nên sở hữu đầy đủ các trang thiết bị chiến đấu của chiến hạm thuộc lớp này.
vt_tau delhi 8.png
Về phòng không, tàu được trang bị hệ thống phòng không 9K-90 Uragan (NATO: SA-N-7 Gadfly) bao gồm một cặp bệ phóng một cánh tay 3S-90 và tên lửa 9M38M1 Shtil. Một bệ phóng được lắp phía trước cầu tàu và bệ phóng còn lại trên đỉnh nhà chứa máy bay trực thăng kép. Mỗi bệ phóng mang theo một hộp tiếp đạn 24 tên lửa, tổng cộng là 48 viên đạn. Tên lửa có tầm bắn 35–40 km và có tính năng dẫn đường bằng radar bán chủ động .
vt_tau delhi 19.png
Hai bên mạn tàu là hệ thống vũ khí được trang bị.
vt_tau delhi 18.png
Hệ thống khí tài tối tân
vt_tau delhi 21.png
Radar MR-775 Fregat-MAE (NATO : Half Plate) cung cấp chỉ định mục tiêu và 6 đèn chiếu MR-90/3R-90 Orekh (NATO: Front Dome) được sử dụng để điều khiển hỏa lực. Hệ thống có thể theo dõi 12 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng thời tối đa 6 mục tiêu được theo dõi.
vt_tau delhi 20.png
INS Delhi còn sở hữu pháo AK-100 được dẫn đường bằng hệ thống điều khiển hỏa lực MR-184/MR-145 (NATO: Kite Screech), bao gồm radar T-91E và kính ngắm quang điện tử Kondensor, ban đầu được trang bị cho các tàu.
vt_tau delhi 16.png
Pháo hạm đặt 2 bên hông tàu
vt_tau delhi 17.png
Ngoài ra, chiến hạm INS Delhi còn sở hữu hệ thống Radar băng tần E Fregat-MAE, BEL RAWL LW08, hệ thống tên lửa đất đối không Shitil-1, bệ phóng tên lửa chống tàu L&T RBU-6000.
vt_tau delhi 13.png
Điểm mạnh của INS Delhi là sở hữu hệ thống tác chiến điện tử tối tân như: thiết bị gây nhiễu Elettronica TQN-2; 2 bệ phóng mồi bẫy PK-2; hệ thống Ellora, có khả năng bổ sung để cung cấp các biện pháp đối phó điện tử; hệ thống quản lý và hiển thị chiến đấu BEL Shikari…
vt_tau delhi 12.png
Hệ thống ống phóng đa tầng
vt_tau delhi 15.png
Hệ thống súng máy hạng nặng đặt 2 mạn tàu
vt_tau delhi 10.png
Hệ thống tác chiến điện tử phía mũi tàu
vt_tau delhi 4.png
Đặc biệt, tàu sở hữu hệ thống phóng ngư lôi 533 mm (21 in) có thể xoay và bắn ngư lôi dẫn đường chủ động/thụ động SET 65E và ngư lôi dẫn đường đuôi Type 53–65 được đặt giữa các ống khói. Một cặp bệ phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000 213 mm 12 ống được lắp phía trước cầu tàu có thể tấn công tàu ngầm ở phạm vi lên đến 6 km giúp gia tăng khả năng chiến đấu của INS Delhi.
vt_tau delhi 3.png
Và phía đuôi tàu là sân đỗ trực thăng và hang-gar có thể mang theo 2 trực thăng Westland Sea King Mk 42B giúp chiến hạm có thể mở rộng phạm vi tác chiến trên biển.

Chiến hạm INS Kiltan

vt_tau kiltan 5.png
INS Kiltan (P30) là tàu hộ tống chống ngầm của Hải quân Ấn Độ được chế tạo theo Dự án 28. Đây là 1 trong 4 tàu hộ tống lớp Kamorta của Hải quân Ấn Độ. INS Kiltan là đại diện cho một bước tiến vượt bậc trong nỗ lực nội địa hóa của Hải quân Ấn Độ tới 90% chi tiết do Ấn Độ sản xuất và phát triển.
vt_tau kiltan 7.png
Là chiến hạm thuộc lớp Kamorta nên INS Kiltan có khả năng chiến đấu trong môi trường hạt nhân, sinh học và hóa học. Đây cũng là chiến hạm có tính năng tàng hình tiên tiến và độ phản xạ radar thấp giúp tăng cường khả năng tác chiến chống ngầm của Hải quân Ấn Độ. INS Kiltan cũng là tàu đầu tiên của Ấn Độ có phần thượng tầng bằng vật liệu composite sợi carbon được tích hợp với thân tàu chính , giúp giảm trọng lượng phần trên và chi phí bảo trì, đồng thời cải thiện khả năng tàng hình.
vt_tau kiltan 6.png
INS Kiltan có chiều dài 109 m, rộng 12,8 m, lượng giãn nước 3.250 tấn, cùng có biên chế 123 người (17 sĩ quan và 106 thủy thủ). Tàu được trang bị 4 động cơ diesel tạo ra tổng công suất 3.888 kW (5.214 mã lực) giúp tầm hoạt động của tàu đạt gần 6.400 km ở tốc độ 18 hải lý/h.
vt_tau kiltan 2.png
NS Kiltan được trang bị hệ thống Radar thu thập trung tâm Revati, Radar điều khiển hỏa lực EL/M-2221 STGR BEL Shikari, lưới truyền thông ăng-ten BEL RAWL02 (Signaal LW08) - Mạng dữ liệu tích hợp trên tàu dựa trên Gigabit Ethernet… Tàu được trang bị bộ thiết bị tác chiến điện tử (EW) của máy bay ném bom - BEL Ajanta; hệ thống chiến tranh điện tử và mồi nhử; hệ thống tác chiến điện tử Sanket; bệ phóng mồi nhử Kavach; hệ thống quản lý chiến đấu CMS-28… Với chức năng là tàu hộ tống chống ngầm, INS Kiltan được trang bị 1 pháo hạm OTO Melara 76 mm Super Rapid Gun Mount (SRGM); 2 hệ thống tên lửa hành trình AK-630M CIWS; 2 bệ phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000 (IRL); 2×4 ống phóng ngư lôi và có khả năng mang theo 1 máy bay Ka-28PL hoặc HAL Dhruv được gấp gọn trong nhà chứa máy bay đặt ở đuôi hạm.
vt_tau kiltan 3.png
Với chức năng là tàu hộ tống chống ngầm, INS Kiltan được trang bị 1 pháo hạm OTO Melara 76 mm Super Rapid Gun Mount (SRGM); 2 hệ thống tên lửa hành trình AK-630M CIWS; 2 bệ phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000 (IRL); 2×4 ống phóng ngư lôi và có khả năng mang theo 1 máy bay Ka-28PL hoặc HAL Dhruv được gấp gọn trong nhà chứa máy bay đặt ở đuôi hạm.

Tàu "siêu vận tải"- INS Shakti

vt_tau shakti 9.png
INS Shakti là tàu chở dầu hạm đội lớp Deepak của Hải quân Ấn Độ. Đây là 1 trong những con tàu lớn nhất của Hải quân Ấn Độ. INS Shakti có chiều dài 175 m, rộng 25 m, mớn nước 9,1 m, có trọng tải 27.550 tấn và có thể tiếp nhiên liệu cho 4 tàu cùng một lúc, với tốc độ tiếp nhiên liệu là 1.500 tấn/h.
vt_tau shakti 10.png
Hệ thống cần tiếp liệu trên tàu
vt_tau shakti 3.png
Tàu được trang bị 2 động cơ diesel MAN, 19,2 MW (25.700 mã lực), tốc độ di chuyển 20 hải lý (37 km/h), phạm vi hoạt động 19.000 km (ở tốc độ 16 hải lý/h), cùng biên chế 200 người (180 thủy thủ và 20 sĩ quan).
vt_tau shakti 7.png
Mặc dù là tàu vận tải, nhưng INS Shakti cũng được trang bị khí tài để duy trì các hoạt động trên biển gồm: Hệ thống chiến tranh điện tử và mồi nhử; hệ thống phóng mồi bẫy; 4 ống phóng tên lửa tầm gần AK-630...
vt_tau shakti 8.png
Pháo hạm trên tàu
vt_tau shakti 6.png
Cabin điều khiển
vt_tau shakti 5.png
Hệ thống súng máy trên tàu. Ngoài ra, tàu có thể mang theo nhiều loại máy bay trực thăng ở phía đuôi.