8 mẹo hữu ích giúp bạn thoát khỏi tình huống khó xử

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Những tình huống bất ngờ như hắt hơi, nấc hay lo lắng có thể xảy ra với bất kỳ ai, gây ra nhiều phiền toái. Tuy nhiên, một số mẹo đơn giản sau đây có thể giúp bạn “chữa cháy” khi cần thiết.

1. Gãi tai để ngăn cảm giác ngứa trong cổ họng

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Cảm giác ngứa ngáy trong cổ họng có thể gây bất tiện, khiến bạn khó chịu và không thể tập trung vào những việc khác. Khi gặp trường hợp này, bạn thử gãi nhẹ ống tai để kích thích các dây thần kinh, giúp giảm đáng kể cảm giác trong cổ họng.

2. Dùng lưỡi ngăn hắt hơi

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Hắt hơi là một phản xạ của cơ thể, tuy nhiên bạn có thể chủ động ngăn lại nếu không muốn thu hút sự chú ý, nhất là tại các cuộc gặp quan trọng. Khi có dấu hiệu hắt hơi, bạn dùng lưỡi cù nhẹ vào vòm miệng trong 5 đến 10 giây hoặc ấn mạnh lưỡi vào 2 răng cửa trên. Cảm giác muốn hắt hơi sẽ giảm dần.

3. Dùng quy tắc "3 giây giao tiếp bằng mắt" nếu cảm thấy không tự tin

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Khi cảm thấy lúng túng và không biết nói gì trước mặt người khác, hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Thay vì nhìn xuống hoặc đi chỗ khác, bạn hãy giao tiếp bằng mắt với mọi người đối diện ít nhất 3 giây. Điều này thể hiện sự chú tâm vào câu chuyện và thu hẹp khoảng cách, giúp mọi người giao tiếp thoải mái hơn.

4. Ấn vào giữa lòng bàn tay nếu bạn cảm thấy chóng mặt

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Nếu cảm thấy chóng mặt, lo lắng hoặc nôn nao, bạn hãy thử mẹo này. Một nghiên cứu đã phát hiện ra điểm áp lực ở giữa lòng bàn tay có thể khắc phục cảm giác khó chịu trong cơ thể.

5. Xử lý khi bị nấc

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Tình huống này thường xảy ra bất ngờ, khiến bạn lúng túng khi đang ở nơi đông người hoặc các sự kiện quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều cách để xử lý nhanh tình trạng này.

Bạn có thể đặt ngón tay cái vào miệng và làm động tác thổi. Bên cạnh đó, phương pháp bịt tai và uống từng ngụm nước nhỏ cũng làm tình trạng này biến đi nhanh chóng. Nếu không hiệu quả, bạn có thể thử ngồi bó gối trong vòng 2 phút, đồng thời ấn nhẹ lên mỗi bên mũi khi nuốt.

6. Thắt chặt các cơ nếu bạn cảm thấy lo lắng trước sự kiện quan trọng

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Cảm giác căng thẳng ngay trước một sự kiện quan trọng là điều bình thường nhưng có thể khiến bạn mất tập trung. Khi gặp phải tình trạng này, hãy cố gắng siết tất cả các cơ ở mặt, vai và cánh tay, nắm chặt bàn tay thành một nắm đấm. Sau đó, bạn hít thở sâu và cố gắng thư giãn, từ từ thả lỏng cơ thể.

7. Nhìn lên và nín thở để ngăn nước mắt

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Đây là một mẹo hữu ích giúp bạn che giấu cảm xúc, nhất là tại nơi đông người. Khi nước mắt có dấu hiệu chảy, bạn hãy nhìn lên và nín thở trong vài giây, sau đó từ từ thở ra.

8. Dành 15 phút mỗi ngày để đánh bại lo lắng

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Các nhà tâm lý học cho biết, bạn nên nghiêm túc dành ra một khoảng thời gian cụ thể trong ngày để đối mặt với những lo lắng. Mỗi ngày, bạn hãy dành ra 15 phút cho việc này và cố gắng thực hiện nhất quán, tránh khoảng thời gian trước khi đi ngủ.

Theo BrightSide