Theo đó, mục tiêu của “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019” nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp của tất cả học sinh, sinh viên, trên toàn quốc.
Ngày hội sẽ tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích thiết thực, hiệu quả đối với tất cả các học sinh, sinh viên trong cả nước và tạo cơ hội để để cơ sở đào tạo giao lưu, học tập kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, giúp các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên, Phó trưởng Ban chỉ đạo - cho biết: Mục tiêu chính của Luật giáo dục 2019 là phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên. Trong năm 2018, 4 dự án của học sinh, sinh viên đạt giải đã được các doanh nghiệp hỗ trợ và đưa ra thị trường. Hiện nay, nhiều trường đã đồng hành và hỗ trợ tốt cho các dự án của học sinh, sinh viên.
Ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên, Phó trưởng ban chỉ đạo
|
GS. TS. Đinh Văn Phong – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Phó trưởng ban chỉ đạo, trưởng ban tổ chức chia sẻ: Trong những năm trở lại đây, nhà trường đã tạo ra nhiều sân chơi cho học sinh, sinh viên, khuyến khích các em nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có những đề tài rất hàn lâm, chưa xuất hiện những nội dung có thể triển khai trong thực tế xã hội.
Do đó, với “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019” (SV-STARTUP 2019), Trường Đại học Bách khoa sẽ nỗ lực để sinh viên có thể học tập, nghiên cứu, sáng tạo và khởi nghiệp, phát huy tối đa khả năng của các em.
GS. TS. Đinh Văn Phong – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Phó trưởng ban chỉ đạo, trưởng ban tổ chức
|
PGS. TS. Đinh văn Hải - Thường trực Ban tổ chức nhấn mạnh cần phải làm rõ vai trò của trường đại học trong chuỗi hoạt động khởi nghiệp. Cần tạo ra tinh thần khởi nghiệp để phát triển khát vọng của các bạn trẻ. Các trường đại học cần trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cần thiết trong trường, đồng thời, tạo ra môi trường phù hợp để phát triển các ý tưởng. Từ đó, các doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư tài chính sẽ có cơ hội vào cuộc để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.
Ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên, Phó trưởng ban chỉ đạo kí kết biên bản hợp tác giữa các bên liên quan
|
Trong khuôn khổ “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019”, chung kết cuộc thi SV- STARTUP 2019 sẽ được chia thành 2 vòng Đối đầu và Phản biện, để tạo thêm kịch tính cho các đội tham dự.
Cuộc thi được phát động từ tháng 6 – 9/2019, đến nay đã nhận được gần 300 bài dự thi.
Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt báo chí
|
Số lượng bài thi mà Ban tổ chức nhận được khá chất lượng, đa dạng, tập trung vào tất cả các lĩnh vực: Công nghệ, giáo dục, y tế, xã hội,… Trong đó có 68 dự án xuất sắc nhất được lọt vào cuộc thi chung kết vòng Đối đầu và rất đặc biệt có 1 dự án đến từ các bạn học sinh Trung học cơ sở.
Hiện, nhiều dự án đã được các bạn học sinh, sinh viên triển khai và bước đầu đã có thành công, nhiều dự án đã được triển khai và chuyển sang giai đoạn có lãi và các chỉ số doanh thu, lợi nhuận có mức độ tăng trưởng khá ấn tượng. Do đó, sẽ có nhiều nhà đầu tư, quan tâm đến dự án này.
Thời gian qua, cuộc thi SV- STARTUP 2019 đã được tổ chức trên quy mô trên toàn quốc với hơn 200 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Phổ thông trung học trong toàn quốc tham gia, tiếp cận được hơn 200.000 học sinh sinh viên. Cuộc thi dành cho học sinh sinh viên có đội tuổi từ 16 - 24 tuổi, đang theo học tại các trường Đại học, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp sư phạm, Trung học phổ thông trên toàn quốc. Dự kiến “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên năm 2019” sẽ được tổ chức trong 2 ngày (4-5/10) tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. |