|
Ảnh minh họa. Nguồn: Tech bakbak |
Sai lầm 1: Để sạc điện thoại qua đêm sẽ bị “overcharging” (vẫn ghim sạc khi đã đủ 100% )
|
Câu chuyện “overcharging”có thể gây hại cho pin smartphone là hoàn toàn hoang đường. Nếu bạn tiếp tục sạc thêm một lúc sau khi nó đã được 100 phần trăm, pin sẽ tiếp tục nạp thêm và điều này sẽ làm giảm dung lượng của pin hoặc thậm chí làm cho nó phát nổ. Nhận định sai lầm này cũng có một số nguồn gốc khá hợp lý. Trước kia, pin lithium-ion sẽ bị quá nóng nếu bạn sạc quá lâu. Điều này gây ra khiến pin nhanh bị hao và giảm hiệu suất. Thậm chí, nó còn dẫn đến phát nổ.
Các thiết bị thông minh hiện đại có khả năng tự quản lý và sẽ giảm dần dòng điện hiện tại khi điện thoại đầy. “Overcharging” không gây hư hại gì cho pin lithium-ion. Mặc dù thế, pin smartphone vẫn có vòng đời, mỗi pin chỉ có số lần sạc pin nhất định trước khi hiệu suất của nó không còn được như trước. Đó là lý do tại sao những chiếc điện thoại cũ lại luôn dễ dàng hỏng, đơn giản vì pin của chúng đã trải qua quá nhiều lần sạc.
Sai lầm 2: Xả hết pin trước khi sạc
|
Nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ sạc khi điện thoại còn một vài % pin nhưng điều này không đúng. Pin trên các smartphone ngày nay sử dụng công nghệ lithium-ion nên có tuổi thọ sạc - xả rất tốt.
Đúng là pin lithium-ion giảm bớt dung lượng sau mỗi chu kỳ sạc, nhưng hiệu ứng này không phải là rất lớn. Hầu hết các loại pin điện thoại thông minh duy trì khoảng 70 đến 80 % khả năng sạc ban đầu ngay cả sau một vài năm. Việc để cạn pin có thể khiến thiết bị hoạt động thiếu ổn định, thậm chí gây hỏng pin.
Sai lầm 3: Luôn sử dụng bộ sạc chính hãng cho điện thoại
|
Đây là một chiêu tiếp thị cơ bản. Bất cứ khi nào bạn tậu một chiếc điện thoại mới cứng thì bạn luôn nhận được lời khuyên chỉ nên sử dụng sạc từ nhà sản xuất chính hãng.
Dĩ nhiên họ luôn khuyến khích bạn mua phụ kiện đi kèm nhưng không phải vì bảo vệ điện thoại của bạn mà chỉ vì lợi nhuận. Rất nhiều bộ sạc bên thứ ba có uy tín đều mang lại hiệu quả sạc tốt. Có một số trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là trường hợp cáp USB-C và một số bộ sạc không chính thức có thể không cho phép tốc độ sạc nhanh tương tự hoặc sử dụng tiêu chuẩn riêng. Nhiều kết quả cho thấy sạc không chính hãng dù chất lượng không tốt bằng (tất nhiên), nhưng dùng vẫn ổn và không có dấu hiệu gây hại cho pin.
Sai lầm 4: Không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc
|
Bạn có thể sử dụng điện thoại vào bất cứ khi nào bạn muốn, miễn là đừng dùng sạc “rởm”. Mọi người vẫn thường truyền tai nhau những lý do đáng sợ để cảnh báo người khác đừng dùng điện thoại khi đang sạc, chẳng hạn chúng có thể phát nổ hoặc gây giật điện. Bạn có thể yên tâm vì hầu hết sự cố xảy ra đều do sử dụng sạc rởm, xuất xứ không rõ ràng.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn tối đa hóa tuổi thọ của pin thì tốt nhất nên tránh sử dụng nhiều điện thoại trong khi sạc, chẳng hạn như chơi game, con gọi điện, nhắn tin hay các tác vụ khác đều ổn.
Sai lầm 5: Tiết kiệm pin bằng cách xóa bớt các ứng dụng hoặc sử dụng app killer
|
Dừng lại ngay và ngừng lan truyền lời nói dối này ngay lập tức! App killer không thực sự giúp tiết kiệm pin mà còn làm mọi thứ tồi tệ hơn, tiêu hao pin nhiều hơn do phải chạy nền.
Ngay cả khi bạn loại bỏ các App killer đang chạy ẩn hay vuốt chúng ra khỏi menu ứng dụng gần đây, bạn vẫn tiêu hao nhiều pin hơn mức bạn đang tiết kiệm. Rất nhiều ứng dụng còn tự động hoạt động trở lại khi bạn đã ngưng sử dụng vì vậy tốt nhất là không nên tải chúng về.
Sai lầm 6: Vô hiệu hóa các dịch vụ như Bluetooth và Location Services để cải thiện đáng kể tuổi thọ pin
|
Một trong những sai lầm phổ biến nhất vì chúng thực sự đã từng mang lại hiệu quả tiết kiệm pin nhất định.
Đúng là việc vô hiệu hóa tất cả những dịch vụ này hoặc chuyển sang chế độ máy bay sẽ tiết kiệm được một lượng pin, tuy nhiên lượng ở đây cực kỳ nhỏ và không đáng để bạn gặp rắc rối khi có thể bỏ lỡ các thông báo hay cuộc gọi quan trọng.
Theo Android Authority