1. OnePlus và Oppo có nhiều điểm tương đồng
|
Không phải ai cũng biết nguồn gốc của OnePlus.Thương hiệu này đến từ đâu? OnePlus có hai người cha, một là Carl Pei rất nổi tiếng, người kia là Pete Lau, cựu Phó chủ tịch của Oppo. Đó có lẽ là lý do cho tin đồn rằng OnePlus là một công ty con của Oppo. Nhưng thực tế BBK mới là công ty mẹ đằng sau hai thương hiệu này kiêm cả Vivo. Điều này thật thú vị vì ba thương hiệu này dường như đang cùng cạnh tranh với nhau.
Dù không được xác nhận nhưng 3 thương hiệu trên dường như ngầm chia thị trường theo quy mô và theo khu vực địa lý. Và dù sao thì Oppo và OnePlus cũng có sự hợp tác ở công đoạn sản xuất, thậm chí là dùng chung thành quả, đặc biệt là với camera của OPPO R15 Pro cũng xuất hiện trên OnePlus 6.
2. Từ truyền thông đến cộng đồng
Các nhà sản xuất sẽ có chiến lược khác nhau để xây dựng cộng đồng người dùng qua nhiều năm hoạt động. OnePlus cũng tạo sự khác biệt với các thương hiệu khác. Chỉ trong một vài năm, hãng công nghệ non trẻ đến từ Trung Quốc đã xây dựng một số lượng người hâm mộ đông đảo. Hãng có chiến lược marketing hấp dẫn lôi cuốn người dùng. Sau đó họ hướng tới sự minh bạch và tương tác với người dùng trên các diễn đàn của mình.
Ngay cả những ông chủ lớn của OnePlus cũng nói chuyện trực tiếp với người dùng qua diễn đàn. Rất ít công ty giao tiếp với người dùng theo cách trực tiếp và thường xuyên như vậy. Chiến lược này khiến người dùng cảm thấy được lắng nghe và tạo nền tảng để xây dựng cộng đồng người dùng vững chắc để quảng bá hình ảnh và mua sản phẩm.
3. OnePlus đã đưa ra thuật ngữ "Kẻ hủy diệt Flagship"
|
Khi OnePlus ra mắt điện thoại thông minh đầu tiên của mình, OnePlus One được gọi là "Kẻ hủy diệt Flagship". Thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và cũng đã lan rộng đến các điện thoại thông minh khác với các đặc tính tương tự: chất lượng hàng đầu nhưng giá cực mềm. Nói cách khác, với tỷ lệ chất lượng/giá ngoài sức tưởng tượng đã thu hút được đám đông.
Nhiều điện thoại thông minh Trung Quốc sau đó cũng được báo chí đặt tên tương tự. Đặc biệt là phiên bản cao cấp hiện đại rất phổ biến như Honor 7.
4. Một số trục trặc trong câu chuyện thành công
Ban đầu, OnePlus đã sử dụng hệ thống thu hút khách hàng. Nhưng khi mức độ phổ biến ngày càng tăng, OnePlus đã chọn cách truyền thống để bày bán smartphone của mình. Tuy nhiên, các chiến dịch quảng cáo của OnePlus đôi khi lại có vấn đề. Trong một trong đó là cáo buộc về phân biệt giới tính.
Một chiến dịch tranh cãi khác là "Smash the Past". Thử thách đặt ra là người dùng sẽ ghi lại quá trình đập vỡ smartphone cũ và họ sẽ nhận được smartphone OnePlus mới chỉ với 1 USD. OnePlus đã phải nhanh chóng rút lại chiến dịch này. Thay vào đó hãng cho phép thiết bị được tái chế chứ không làm hỏng. Tuy nhiên, chiến dịch quảng cáo cũng đã gây ra những thiệt hại khó vãn hồi.
5. Mâu thuẫn giữa ý tưởng và hành động
|
OnePlus rất tự hào về cộng đồng rộng lớn và sự hỗ trợ vững chắc của người hâm mộ. Những người hâm mộ trung thành vẫn không oán giận khi đối mặt với thất vọng. Ví dụ, OnePlus đã hứa sẽ đưa Android Nougat lên OnePlus 2 nhưng lại không thực hiện được điều đó. OnePlus 5 mắc lỗi màn hình, nhà sản xuất chối bỏ lỗi và đổ tội cho mắt người dùng có vấn đề.
Họ đã từng gian lận về các cuộc kiểm tra tiêu chuẩn. Cuối cùng OnePlus bị buộc tội bí mật bán dữ liệu người dùng và cách giải quyết cũng không mấy khả quan. Ngoài ra OnePlus cũng đã từng bị hack dữ liệu, gây ra vấn đề khi thanh toán bằng thẻ tín dụng cho một số người dùng.
Bản cập nhật của OnePlus 5T để phát nội dung HD người dùng không thể tự cài đặt mà phải gửi điện thoại thông minh qua đường bưu điện. Đôi khi OnePlus có vẻ mâu thuẫn với cộng đồng của họ, lúc rất chu đáo, nhưng đôi khi vẫn còn mắc một một vài khuyết điểm.
Theo Android Authority