Đó là nhận định của Nhà phân tích TZong, chuyên gia cao cấp về thị trường và dịch vụ của hãng nghiên cứu Ovum, hãng tư vấn và phân tích độc lập chuyên về CNTT, Viễn thông.
Cụ thể, nhà phân tích Tzong nhận định các nhà khai thác viễn thông Việt Nam đang nỗ lực khai trương các dịch vụ 4G LTE, với việc VNPT Vinaphone là nhà mạng đầu tiên khai trương dịch vụ ở Phú Quốc và Viettel dự định triển khai toàn quốc vào quý 1 năm 2017. Trong khi mật độ độ phủ sóng là một sự khác biệt quan trọng, thì các dịch vụ LTE được định giá phù hợp sẽ là một yếu tố quan trọng hơn cho sự thành công trong trung vài dài hạn ở Việt Nam.
VNPT Vinaphone đã là nhà mạng đầu tiên khai trương thương mại dịch vụ LTE ở Việt Nam khi vào tháng 11 vừa qua đã chính thức công bố cung cấp dịch vụ tại Phú Quốc, Kiên Giang, hòn đảo có 100.000 dân số. Là nhà mạng có thị phần lớn thứ 3 ở Việt Nam, VNPT Vinaphone dự kiến triển khai 21.000 trạm BTS trên toàn quốc vào cuối năm 2017. Trong khi đó, Viettel là nhà mạng lớn nhất, đang triển khai một chiến lược khác biệt và tham vọng hơn với việc sẽ khai trương thương mại dịch vụ đáp ứng 90 triệu dân trên toàn quốc vào quý 1 năm 2017.
Theo nhà phân tích Tzong đây là một tin tức đáng chú ý khi các nhà mạng Việt Nam đã quyết định sớm cung cấp dịch vụ 4G. Tăng trưởng thuê bao 3G ở Việt Nam đã chậm lại, với thị phần thuê bao 3G chiếm khoảng 30% thuê bao di động trong khoảng thời gian 1,5 năm vừa qua.
Các nhà khai thác viễn thông của việt Nam cần nắm bắt các cơ hội thu lợi nhuận từ các dịch vụ dữ liệu và nỗ lực giảm các chi phí để củng cố lại doanh thu nhắn tin thoại và văn bản và để cung cấp các dịch vụ mới và tốt hơn, chẳng hạn như các dịch vụ thoại qua LTE (VoLTE) và video HD trực tuyến, để giảm các thách thức từ dịch vụ OTT. Là quốc gia vừa tham gia vào “cuộc chơi” 4G, các nhà mạng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ các chi phí mạng thấp hơn nhờ hệ sinh thái LTE đã chin muồi.
Mật độ bao phủ LTE rộng là một yếu tố quan trọng và là một khác biệt lớn trong triển khai mạng, nhưng điều quan trọng hơn đối với các nhà mạng viễn thông Việt Nam là cần phải định giá các dịch vụ LTE phù hợp. Việc triển khai LTE của các nhà mạng ở châu Âu cho thấy cả mật độ bao phủ rộng và việc định giá phù hợp là các yếu tố cần thiết cho tăng trưởng thuê bao. Tuy nhiên, yếu tố thứ hai quan trọng hơn yếu tố thứ nhất, nhà phân tích TZong nhận định.
Một số nhà mạng châu Âu có mật độ bao phủ mạng rộng đã cho thấy sự tăng trưởng thuê bao LTE khiêm tốn bởi vì việc định giá dịch vụ cao đã làm LTE không thu hút. Trong khi sự năng động của thị trường là khác nhau giữa các nước và các nhà mạng, các nhà mạng Việt Nam nên chú ý điều này và định giá dịch vụ với giá cả hợp lý, nhà phân tích Tzong cho hay.
Ở Trung Quốc, các thiết bị LTE được bán cho người sử dụng với giá chưa đến 50 USD, nhưng để 4G LTE phổ biến ở các thị trường có thu nhập trung bình trên thuê bao (ARPU) thấp nhưng ở Việt Nam và châu Âu, các smartphone LTE sẽ cần phải được bán với giá dưới 30 USD. Sự thống trị của các nhà phân phối thiết bị cầm tay ở Việt Nam, nơi người sử dụng phần lớn có thể mua điện thoại ở đây, có nghĩa là các nhà mạng Việt Nam cần phải đạt được một thỏa thuận với các nhà phân phối này để đảm bảo sự phổ cập các máy điện thoại LTE với giá cả phù hợp.
Nhận định về 3G tại Việt Nam, nhà phân tích TZong cho biết 3G sẽ song song đồng hành với LTE, các nhà mạng Việt Nam vẫn sẽ phát triển doanh thu từ các “tài sản” 3G hiện tại theo cách tốt nhất có thể, nhưng phần lớn sự chú ý của các nhà mạng và đầu tư sẽ tập trung cho 4G LTE, để khai thác cơ hội doanh thu tốt hơn từ các dịch vụ dữ liệu. Ovum dự báo vào năm 2021, Việt Nam sẽ có 65% thuê bao di động 3G và 22% thuê bao 4G, phần còn lại là 2G. Các thách thức ngắn hạn trên con đường 4G LTE đối với các nhà mạng Việt Nam là nhiều nhưng LTE cũng mang đến nhiều tiềm năng.
Theo ICTNews