4 vấn đề an ninh mạng hàng đầu trong năm 2021 với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Kaspersky đánh giá, không chỉ đối mặt với khó khăn do COVID-19, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) luôn phải đối mặt với các nguy cơ an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu, đặc biệt trong bối cảnh dịch.
Nhân viên làm việc từ xa thường có tâm lý chủ quan trong các tiếp cận với thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh COVID-19.
Nhân viên làm việc từ xa thường có tâm lý chủ quan trong các tiếp cận với thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh COVID-19.

Báo cáo những tác động của COVID-19 vào nhóm SMEs năm 2020 của hãng Kaspersky nhấn mạnh đại dịch đã làm thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp nên chi phí đầu tư vào bộ phận IT lẫn an toàn thông tin có nguy cơ "đóng băng" hoặc cắt giảm trong năm 2021, dù mức năm 2020 đã tăng nhẹ 3% so với năm 2019. Nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh gia đình không có chi phí để thuê nhân sự an toàn thông tin.

Sau đây là nhóm những vấn đề an ninh mạng hàng đầu năm 2021 cho SME:

1. Mã độc mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc (ransomware)

Loại mã độc ‘tống tiền’ doanh nghiệp đã nở rộ trong năm 2020 về đối tượng lẫn mức độ nguy hại. Chúng mở rộng đối tượng tấn công lẫn sang các bệnh viện, tổ chức y tế và tài chính, các cơ quan nhà máy hạ tầng thiết yếu nhằm gia tăng sức ép và giá trị tiền chuộc. Tuy vậy, mức độ hiểu biết và cảnh giác về loại mã độc này đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ vẫn còn rất hạn chế.

Năm 2020, doanh nghiệp SMEs hứng chịu 43% cuộc tấn công mạng, và thiệt hại trung bình là 184.000 USD cũng như mất đến 6 tháng để hồi phục sau một cuộc tấn công mạng.

(Theo Báo cáo về tấn công mạng của Verizon)

Báo cáo từ Coveware cho thấy Ransomware "ưa chuộng" các SMEs có quy mô dưới 100 nhân viên khi số lượng tấn công vào nhóm này chiếm 55%. Đại đa số các SMEs nạn nhân của ransomware có xu hướng trả tiền chuộc để lấy lại dữ liệu quan trọng. Một điểm mới của ‘Ransomware 2.0’ là chúng không chỉ mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc, mà còn tống tiền nạn nhân để khỏi bị công khai dữ liệu đó lên mạng.

2. Lừa đảo qua email và tin nhắn di động

Mánh cũ nhưng luôn hữu dụng giúp tin tặc thông qua các sở hở sai lầm của nhân viên hay cả những nhân vật trọng yếu trong doanh nghiệp để thâm nhập vào mạng, đánh cắp thông tin tài chính, dữ liệu doanh nghiệp. Thống kê từ Abnormal Security cho thấy con số email lừa đảo giả dạng hóa đơn và thanh toán tăng đến 81%, gây thiệt hại trung bình 81.000 USD cho mỗi cuộc tấn công lừa đảo.

Điểm đáng lưu ý là phương thức lừa đảo qua tin nhắn di động kèm liên kết (link) dễ đánh lừa nạn nhân chủ quan nhấn vào link trên điện thoại thông minh (smartphone) hơn là trên máy tính nên bắt đầu được tin tặc khai thác.

3. Cấp độ mới của đánh lạc hướng từ tấn công mạng

Theo Hãng bảo mật Kaspersky, các nhóm tội phạm mạng APT giả mạo những mô-đun trá hình trông giống như tác phẩm của một tác giả khác nhằm làm chệch hướng chú ý và điều tra, điển hình là trường hợp Olympic Destroyer.

Các chiến dịch tấn công đáng chú ý khác như MontysThree và DeathStalker, đặc biệt trong trường hợp của DeathStalker đã kết hợp siêu dữ liệu chứng thực từ Sofacy vào cơ sở hạ tầng của họ, tiếp đó giao dịch bí mật để đánh lạc hướng những cáo buộc.

4. Tâm lý chủ quan khi làm việc từ xa

Theo ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc Công ty NTS Security, đại dịch COVID-19 buộc các SME áp dụng chế độ làm việc từ xa cho nhân viên.

“Tuy nhiên, nhân viên làm việc từ xa thường có tâm lý chủ quan trong cách tiếp cận với thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp. Họ có thể truy cập tài khoản doanh nghiệp từ mạng Wi-Fi công cộng vốn dễ bị tấn công. Những thiết bị như máy tính hay điện thoại thông minh họ sử dụng cũng không được bảo vệ chặt chẽ như máy tính hay thiết bị tại văn phòng được bảo quản bởi đội ngũ IT.

Do đó, doanh nghiệp cần có chỉ thị cho các cấp nhân viên khi làm việc từ xa, đào tạo và hướng dẫn thường xuyên những phương thức an toàn khi kết nối vào dữ liệu chung của doanh nghiệp” - ông Vũ cho biết.

Ông Vũ cũng nhấn mạnh, một kế hoạch triển khai làm việc từ xa an toàn và kịch bản ứng phó khi có sự cố an toàn thông tin xảy ra là điều rất cần thiết cho doanh nghiệp SMEs. Ngoài các giải pháp bảo vệ máy tính nếu thường xuyên tiếp xúc trên môi trường mạng thì biện pháp sao lưu song song offline và online trên nền tảng đám mây sẽ giúp hạn chế được nguy cơ như với ransomware.

Ông Vũ cũng đề nghị các lãnh đạo SMEs nên có kế hoạch bài bản cho an toàn thông tin, tuyển dụng nhân viên phụ trách hoặc thuê dịch vụ ngoài. Bước đầu tiên là "audit" rà soát lại toàn bộ hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu, thiết bị và phân quyền của doanh nghiệp.

"Các lỗ hổng để tội phạm mạng tấn công còn là những kẽ hở trong những phần mềm thường được sử dụng như Microsoft Office, Adobe PDF, trình duyệt web,... chưa được cập nhật bản vá lỗi từ nhà phát hành" - ông Vũ nói thêm.