3 mẫu tai nghe true wireless đáng mua nhất trong năm 2020

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Những mẫu tai nghe true wireless đang dần thay thế những mẫu tai nghe dây thông thường bởi độ tiện dụng của nó.

Những mẫu tai nghe true wireless đáng mua năm 2020 (Ảnh: The Verge)
Những mẫu tai nghe true wireless đáng mua năm 2020 (Ảnh: The Verge)

1. Sony WF-1000xm3

Sony WF-1000xm3 là một sự nâng cấp tuyệt vời so với phiên bản trước. Chiếc tai nghe này đã được khắc phục gần như hoàn toàn những lỗi còn tồn đọng trên phiên bản tiền nhiệm, đem đến cho người dùng một chiếc tai nghe true wireless đáng mua.

Sony WF-1000xm3 (Ảnh: Expert Review)

Sony WF-1000xm3 (Ảnh: Expert Review)

Phần hộp đựng tai nghe trên Sony WF-1000xm3 đã được cải thiện đáng kể khi giờ đây hộp đựng mới có thể gắn tai nghe bằng nam châm giúp cho việc đặt vào lấy ra trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sony WF-1000xm3 cũng đã chuyển sang sử dụng chuẩn USB Type-C thay vì micro USB. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng hoàn toàn có thể sử dụng chung dây sạc với những dòng smartphone đời mới.

Phần hộp đựng tai nghe của Sony WF-1000xm3 đã được cải tiến hơn so với phiên bản trước (Ảnh: SoundGuys)

Phần hộp đựng tai nghe của Sony WF-1000xm3 đã được cải tiến hơn so với phiên bản trước (Ảnh: SoundGuys)

Sony WF-1000xm3 cũng được cải tiến rất nhiều về thời gian sử dụng. Hộp đựng của Sony WF-1000xm3 vẫn có thể sạc đầy tai nghe 3 lần, nhưng mỗi lần sạc tai nghe WF-1000xm3 có thời gian sử dụng được nâng lên từ 6 - 8 tiếng chứ không phải 3 tiếng ít ỏi như trên phiên bản trước.

Phần tai nghe được thiết kế đẹp (Ảnh: SoundGuys)

Phần tai nghe được thiết kế đẹp (Ảnh: SoundGuys)

Thiết kế phần tai nghe cũng là điểm cộng của Sony WF-1000xm3 khi đã có sự thay đổi lớn so với phiên bản trước. Phần tai nghe đã được thiết kế to bản hơn, với mặt ngoài đã được làm bằng cảm ứng thay vì phím bấm vật lý như trên phiên bản trước. Một điểm cộng nữa trên Sony WF-1000xm3 đó chính là tai nghe được trang bị cảm biến tiệm cận giúp cho nhạc sẽ tự ngắt khi người dùng tháo tai nghe ra khỏi tai.

Phần bên trong của tai nghe được làm lớn hơn đem đến cảm giác đeo chắc chắn cho người dùng (Ảnh: SoundGuys)

Phần bên trong của tai nghe được làm lớn hơn đem đến cảm giác đeo chắc chắn cho người dùng (Ảnh: SoundGuys)

Phần trong của Sony WF-1000xm3 được làm lớn hơn, đem đến cảm giác chắc chắn cho người dùng khi đeo, không lo bị tuột khi hoạt động mạnh.

WF-1000xm3 đã chuyển sang sử dụng chuẩn Bluetooth 5.0 cùng với dải ăng-ten được làm dài giúp cho chất lượng kết nối được cải thiện hơn rất nhiều so với phiên bản cũ. Độ trễ cũng đã giảm đi đáng kể so với phiên bản trước, hoàn toàn có thể sử dụng để xem phim hay chơi game.

Khả năng chống ồn chủ động tốt (Ảnh: SoundGuys)

Khả năng chống ồn chủ động tốt (Ảnh: SoundGuys)

Chất lượng chống ồn chủ động trên Sony WF-1000xm3 cũng được cải thiện nhờ chip QN1e. Con chip này giúp cho Sony WF-1000xm3 có thể điều chỉnh được mức độ chống ồn và khả năng tự động chống ốn dựa theo môi trường bên ngoài (Adaptive).

Ứng dụng Headphone Connect giúp người dùng điều chỉnh chất âm theo ý thích (Ảnh: GSM Arena)

Ứng dụng Headphone Connect giúp người dùng điều chỉnh chất âm theo ý thích (Ảnh: GSM Arena)

Sony đã thiết kế riêng cho những dòng tai nghe không dây của mình một ứng dụng Headphone Connect, ứng dụng này sẽ giúp người dùng có thể tùy chỉnh chất âm sao cho phù hợp nhất với bản thân mình. Tổng thể chất âm của Sony WF-1000xm3 là cân bằng, tự nhiên và êm dịu. Các dải âm đều được điều chỉnh "vừa phải". Âm trầm có lượng dừng lại ở mức trung bình, khả năng phân bố giữa âm siêu trầm và trung trầm khá hài hòa.

Độ chi tiết và âm trường là những điểm cộng lớn trên Sony WF-1000xm3. Các dải âm trên WF-1000xm3 đều rất tự nhiên, độ chi tiết ở mức tốt. Âm trường về chiều ngang của tai ở mức khá, Sony đã làm rất tốt về phần độ sâu của âm trường trên chiếc WF-1000xm3. Bài nhạc phát trên WF-1000xm3 luôn có một độ dày nhất định, giúp cho người nghe định hình được rõ hơn không gian âm nhạc.

Hiện tai nghe Sony WF-1000xm3 đang được bán trên thị trường với mức giá khoảng 3 triệu rưỡi.

2. AirPods Pro

AirPods Pro (Ảnh: SoundGuys)

AirPods Pro (Ảnh: SoundGuys)

AirPods Pro là mẫu tai nghe được thiết kế đưới dạng In-ear đầu tiên của Apple, khác với dạng Earbuds trên các dòng AirPods trước đây. Ngay từ những ngày đầu ra mắt, AirPods Pro đã thu hút người dùng bởi thiết kế có phần "dị" của mình. Mục đích của việc thiết kế này là mang lại cho AirPods Pro khả năng chống ồn tốt hơn, đem đến cảm giác đeo êm tai và chắc chắn hơn cho người dùng.

Thiết kế tinh tế của AirPods Pro (Ảnh: Tech Radar)
Thiết kế tinh tế của AirPods Pro (Ảnh: Tech Radar)

Khác với những chiếc tai nghe In-ear khác, AirPods Pro không thiết kế ống dẫn âm dài và nhô ra như các đối thủ trên thị trường mà Apple đã loải bỏ đi phần nhô ra giúp cho chiếc tai nghe nhìn tinh tế hơn rất nhiều.

So sánh với những dòng AirPods thế hệ trước thì AirPods Pro có một sự nâng cấp đáng kể về chất lượng âm thanh, âm bass đã được kéo xuống sâu và mạnh mẽ hơn, trong khi đó chi tiết âm vẫn được giữ đầy đủ và sắc nét.

AirPods Pro đem đến cảm giác đeo dễ chịu cho người dùng (Ảnh: Tech Radar)

AirPods Pro đem đến cảm giác đeo dễ chịu cho người dùng (Ảnh: Tech Radar)

Cảm giác đeo là một điểm cộng rất lớn trên chiếc AirPods Pro. Cảm giác đeo trên tai của AirPods Pro thực sự ấn tượng, không bị bí bách như những chiếc tai nghe in-ear khác trên thị trường. Để làm được điều này Apple đã thiết kế thoáng khí, giảm áp suất bên trong tai khi đeo mang đến cảm giác đeo vô cùng tuyệt vời, điều mà hầu hết những chiếc tai nghe In-ear khác trên thị trường không làm được.

AirPods Pro luôn bám chắc trên tai kể cả khi người dùng thực hiện các hoạt động mạnh (Ảnh: Tech Radar)

AirPods Pro luôn bám chắc trên tai kể cả khi người dùng thực hiện các hoạt động mạnh (Ảnh: Tech Radar)

Vì là một chiếc tai nghe in-ear nên độ chắc chắn khi đeo của AirPods Pro là không phải bàn cãi. Dù người dùng có hoạt động mạnh như chạy bộ, nhảy, tập gym thì tai nghe vẫn bám chắc trên tai. Một điểm cộng nho nhỏ nữa trên AirPods Pro đó chính là khi người dùng nằm nghiêng thì AirPods Pro không làm cấn tai quá nhiều như những chiếc tai nghe True Wireless khác - đây là một điểm cộng lớn cho những ai thích đeo tai nghe, nghe nhạc khi đi ngủ.

AirPods Pro có khả năng chống ồn chủ động tuyệt vời (Ảnh: Tech Radar)

AirPods Pro có khả năng chống ồn chủ động tuyệt vời (Ảnh: Tech Radar)

Và tất nhiên nhắc đến AirPods Pro không thể không nhắc đến khả năng chống ồn chủ động trên chiếc tai nghe này. Với khả năng phân tích và xử lý âm thanh theo môi trường, hầu như trong mọi điều kiện, AirPods Pro đều cho khả năng chống ồn rất tốt, ngay cả trong những môi trường âm thanh phức tạp như âm thanh ngoài đường, quán cafe, quán ăn, trung tâm thương mại,...

Song song với chống ồn là tính năng xuyên âm, cho phép âm thanh bên ngoài truyền vào tai, bằng cách ghi lại âm thanh môi trường và phát đồng thời vào tai theo thời gian thực. Tính năng này cực kỳ tiện lợi mỗi khi muốn trò chuyện hay nghe người xung quanh nói, không cần phải tháo tai nghe mà đơn giản chỉ việc chuyển sang chế độ Transparency bằng cách bóp giữ phần đuôi tai nghe, lúc này bạn có thể nghe nhạc ở mức âm lượng vừa phải (khoảng dưới 60%) nhưng vẫn có thể dễ dàng giao tiếp.

Bên cạnh chống ồn chủ động, AirPods Pro còn được trang bị tính năng xuyên âm thông minh (Ảnh: The Verge)

Bên cạnh chống ồn chủ động, AirPods Pro còn được trang bị tính năng xuyên âm thông minh (Ảnh: The Verge)

Transparency Mode trên AirPods Pro còn có thể phân tích âm thanh và loại bỏ tạp âm, ưu tiên âm thanh cần thiết truyền vào tai. Ví dụ khi bạn đang đi ngoài đường có rất nhiều tạp âm như tiếng còi xe, tiếng chó sủa v.v.. thì AirPods Pro sẽ ưu tiên truyền vào tai bạn những âm thanh như tiếng nói của mọi người xung quanh.

Thêm một điểm cộng nữa trên AirPods Pro đó chính là việc chiếc tai nghe này được trang bị Adaptive EQ. Có thể hiểu nôm na đây là công nghệ giúp điều chỉnh âm thanh cho từng người dùng riêng biệt, AirPods Pro sẽ tự động điều chỉnh các dải tần số thấp và trung của bài nhạc để phù hợp với cấu tạo tai của mỗi người nghe.

AirPods Pro có tốc độ kết nối rất nhanh và khả năng ổn định với các thiết bị Apple khác. AirPods Pro chỉ mất khoảng 1-2 giâu để có thể kết nối thành công với các thiết bị đã từng được kết nối trước đó.

Hiện AirPods Pro đang được bán trên thị trường với mức giá khoảng 6 triệu đồng.

3. Huawei FreeBuds Pro

Huawei FreeBuds Pro (Ảnh: Sound Guys)
Huawei FreeBuds Pro (Ảnh: Sound Guys)

Điểm cộng đầu tiên của Huawei FreeBuds Pro đến từ thiết kế. Theo đánh giá của trang Tech Radar, Huawei FreeBuds Pro sở hữu một thiết kế độc lạ với một màu bạc bóng sang trọng. Cảm giác đeo chiếc tai nghe này trên tai rất thoải mái. Người dùng có thể đeo Huawei FreeBuds Pro trong thời gian dài mà không gặp phải cảm giác cấn tai khó chịu.

Huawei FreeBuds Pro có khả năng chống ồn chủ động tuyệt vời (Ảnh: 9to5google)
Huawei FreeBuds Pro có khả năng chống ồn chủ động tuyệt vời (Ảnh: 9to5google)

Theo Gizmochina, thứ khiến cho chiếc tai nghe Huawei FreeBuds Pro trở nên nổi bật đó chính là tính năng chống ồn chủ động. Với tính năng chống ồn chủ động người dùng sẽ có 3 chế độ để tùy chỉnh. Chế độ đầu tiên là chế độ "khử tiếng ồn thấp", chế độ này sẽ giúp tai nghe khử những tiếng ồn nhẹ nhàng ví dụ như tiếng gõ phím, tiếng quạt hay tiếng người nói chuyện trong văn phòng. Chế độ này sẽ sử dụng trong những môi trường ít tiếng ồn phức tạp.

Huawei FreeBuds Pro đeo vừa vặn trên nhiều kích cỡ tai khác nhau (Ảnh: Golem)
Huawei FreeBuds Pro đeo vừa vặn trên nhiều kích cỡ tai khác nhau (Ảnh: Golem)

Chế độ tiếp theo là chế độ khử tiếng ồn thông thường. Với chếc độ này, Huawei FreeBuds Pro sẽ khử được những tiếng ồn bên ngoài trời, khử tiếng ồn ở những nơi đông người một cách hợp lý.

Chế độ thứ 3 là chế độ "siêu khử ồn", chế độ này sẽ giúp Huawei FreeBuds Pro khử đi hoàn toàn những tạp âm ở bên ngoài, đem đến cho người dùng một không gian yên tĩnh. Huawei FreeBuds Pro có thể khử những tiếng ồn lên đến 40 db - đây là những âm thanh rất lớn như tiếng còi xe, công trường xây dựng v.v...

Huawei FreeBuds Pro sử dụng AI để nhận diện giọng nói (Ảnh: Android Authority)
Huawei FreeBuds Pro sử dụng AI để nhận diện giọng nói (Ảnh: Android Authority)

Ngoài tính năng khử tiếng ồn chủ động, Huawei FreeBuds Pro còn có chế độ nhận dạng giọng nói vô cùng độc đáo. Theo Gizmochina, với tính năng này, tai nghe Huawei FreeBuds Pro sẽ sử dụng AI để phân tích đâu là giọng nói, đâu là những tiếng ồn xung quanh. Từ đó tai nghe sẽ khử những tiếng ồn, tạp âm để người dùng có thể nghe rõ hơn cuộc trò chuyện.

Tai nghe Huawei FreeBuds Pro có thể kết nối với đồng thời 2 thiết bị cùng một lúc. Người dùng hoàn toàn có thể kết nối vừa kết nối tai nghe với laptop, vừa kết nối trên điện thoại. Nếu có cuộc gọi đến thì tai nghe sẽ lập tức chuyển sang sử dụng âm thanh của điện thoại và các âm thanh bên laptop sẽ tạm tắt.

Huawei FreeBuds Pro có chất âm tốt (Ảnh: Pocket-lint)
Huawei FreeBuds Pro có chất âm tốt (Ảnh: Pocket-lint)

Theo đánh giá của trang XDA-Developers, chất âm của Huawei FreeBuds Pro là rất tốt. Tai nghe sở hữu màng loa có đường kính 11mm, âm thanh phát ra có dải bass đầm, dày nghe không bị quá tối, âm thanh dễ nghe dễ cảm nhận. Dải treble vừa đủ, không quá gắt.

Có thể nói việc tích hợp AI vào trong một chiếc tai nghe đã biến chiếc Huawei FreeBuds Pro trở nên đặc biệt. Huawei FreeBuds Pro có khả năng tự động tối ưu hóa âm thanh sao cho phù hợp với từng người dùng. Điều này đồng nghĩa với việc khi người dùng càng nghe nhiều thì tai nghe Huawei Freebuds Pro sẽ càng cho ra âm thanh ưng ý hơn.

Huawei FreeBuds Pro có thời lượng pin ấn tượng (Ảnh: Pocket-lint)
Huawei FreeBuds Pro có thời lượng pin ấn tượng (Ảnh: Pocket-lint)

Về thời lượng pin, Huawei FreeBuds Pro có thời lượng pin khá ấn tượng. Tai nghe có thể nghe liên tục trong vòng 4,5 tiếng nếu như bật chế độ chống ồn chủ động. Có thể nghe lên đến 7 tiếng liên tục nếu người dùng tắt tính năng chống ồn chủ động đi. Huawei FreeBuds Pro được trang bị cổng USB-C giúp cho tai nghe sạc nhanh hơn. Tai nghe cũng được tích hợp cả sạc không dây.

Hiện Huawei FreeBuds Pro đang được bán trên thị trường với mức giá khoảng 3 triệu rưỡi.

Dịch tổng hợp từ Cnet, The Verge, SoundGuys, Tech Radar, GSM Arena