VietTimes -- Ra
mắt một sản phẩm mới chưa bao giờ là đơn giản đối với các công ty, kể cả là các công ty lớn. Ngoài việc sản phẩm mới phải đánh trúng
nhu cầu của người tiêu dùng, các công ty cũng phải tính toán vô cùng kỹ lưỡng về
thời điểm ra mắt, giá cả và đối thủ cạnh tranh.
Theo một thống kê mới nhất, chỉ có hơn 3% những sản phẩm mới ra mắt đạt doanh thu trên 50 triệu USD trong năm đầu tiên,mức điểm chuẩn để đánh giá sự thành công của một sản phẩm mới. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến những công ty nổi tiếng trên thế giới như Nintendo, Netflix, Microsoft hay Mcdonald’s đã nhận những thất bại đau đớn trên thương trường.
Dưới đây là 25 thất bại nhất mọi thời đại từ những công ty lớn nhất thế giới.
Ford Edsel – 1957
Ảnh: Business Insider
Ngay cái tên “Edsel” cũng có nghĩa là “tiếp thị thất bại”. Ford đã đầu tư 400 triệu USD vào dòng xe này và nó được ra mắt năm 1957. Tuy nhiên, sau đó hãng này đã mau chóng nhận ra rằng nhu cầu của người Mỹ là những chiếc xe nhỏ hơn và kinh tế hơn. Chỉ sau 3 năm, dòng xe này đã chính thức bị khai tử.
Sony Betamax – 1975
Ảnh: Business Insider
Những năm 1970 chứng kiến một cuộc cạnh tranh định dạng video giữa Betamax và VHS. Sony đã mắc một sai lầm: Họ bán Betamax năm 1975 trong khi các đối thủ cạnh tranh bắt đầu phát hành máy VHS. Sony giữ Betamax độc quyền, và thị trường sản phẩm VHS nhanh chóng vượt qua công ty này.
New Coke – 1985
Ảnh: Business Insider
Đầu những năm 1980, Coke thất thế so với Pepsi trong cuộc chiến nước giải khát nên hãng này cố gắng tạo ra một sản phẩm có hương vị ngon hơn đối thủ. New Coke được đưa ra thị trường năm 1985 và trở thành sai lầm vĩ đại. Sau một vài tuần, Coke đã từ bỏ sản phẩm này và trở lại với công thức cũ với một cái tên mới: Coca-Cola Classic.
Pepsi A.M và Crystal – 1989, 1992
Ảnh: Business Insider
Năm 1989, Pepsi cố gắng hướng tới mục tiêu “người nghiện uống cola bữa sáng” với Pepsi A.M và nó chỉ kéo dài một năm. Năm 1992, Pepsi cố gắng lại, lần này là “Crystal Pepsi” và vẫn không nhận được sự ủng hộ. Sản phẩm lụi tàn năm 1993.
Thuốc lá không khói RJ Reynolds – 1989
Ảnh: Business Insider
Những năm 1980, RJ Reynolds đầu tư 325 triệu USD vào một sản phẩm mới, thuốc lá không khói do các chiến dịch chống hút thuốc ngày càng sôi nổi. Nhưng họ đã thất bại chỉ sau 4 tháng ra mắt vì chẳng ai quan tâm đến sản phẩm này.
Nước Coors Rocky Mountain – 1990
Ảnh: Business Insider
Đây là một thử nghiệm thú vị để mở rộng thương hiệu. Sản phẩm được đưa ra thị trường năm 1990 và không thành công do những người nghiện bia chỉ muốn uống bia từ nhãn hiệu ưa thích này.
Apple Newton – 1993
Ảnh: Business Insider
Newton được nêu ra như là một ví dụ cho thời đại cũ tồi tệ của Apple trước khi trở thành công ty có giá trị nhất toàn cầu. Lý do cho sự thất bại này là mức giá 700 USD với chiều cao 8 inches, rộng 4.5 inches và định dạng chữ viết vô cùng xấu.
Microsoft Bob – 1995
Ảnh: Business Insider
Microsoft Bob được xem là một giao diện người dùng thân thiện cho Windows. Tuy nhiên, nó đã bị Microsoft loại bỏ một năm sau khi tung ra năm 1995. Lý do được đưa ra ở đây là các thiết bị phần cứng ở thời điểm bấy giờ chưa đáp ứng được hiệu suất làm việc của giao diện. Điều này được chính Bill Gates, người sang lập Microsoft thừa nhận.
Nintendo's Virtual Boy – 1995
Ảnh: Business Insider
Nintendos’ Virtual Boy là một trong những công nghệ thực tế ảo đầu tiên trên thế giới, dánh dấu bước ngoặt lịch sử trong việc phát triển VR sau này. Tuy nhiên, công nghệ mới của Nintendo này đã không thực sự được chú ý đến như kỳ vọng do chất lượng hiển thị thấp và không phù hợp với những thiết bị thời bấy giờ. Kể từ ngày ra mắt, Nintendo chỉ bán ra chưa đầy 1 triệu sản phẩm, con số thấp kỷ lục trong lịch sử phát triển của công ty và đây có thể coi là thất bại đau đớn nhất của hãng này.
Arch Deluxe của McDonald – 1996
Ảnh: Business Insider
McDonald đã giới thiệu Arch Deluxe năm 1996 với dự định thu hút “những người thời lưu đô thị” bên cạnh khách hàng mục tiêu của mình. Với chi phí 100 triệu USD, Arch Deluxe đã trở thành một trong những sản phẩm thất bại đắt tiền nhất trong lịch sử.
Nước soda Orbitz – 1997
Ảnh: Business Insider
Dù nước soda trông giống một ngọn đèn dung nham thu hút trẻ nhỏ nhưng nó không ngon nên đã biến mất khỏi các kệ hàng trong vòng một năm từ khi ra mắt thị trường năm 1997. Tuy nhiên, Orbitz hiện vẫn được bán trên eBay.
Khoai tây chiên Frito-Lay WOW! - 1998
Ảnh: Business Insider
Những năm 1990, Frito-Lay đã tung ra một thực phẩm lạ lùng, một sản phẩm khoai tây chiên với thương hiệu vui vẻ WOW! Sản phẩm được quảng cáo là chứa chất béo Olestra, một chất hóa học không gây béo phì. Tuy nhiên, sau đó, một số nhà khoa học đã chứng minh rằng chất Olestra thực chất khi đi vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ. Điều này có thể khiến người tiêu dung bị đau bụng hay tiêu chảy. Do đó, sản phẩm đã thất bại hoàn toàn.
Sữa chua Cosmopolitan – 1999
Ảnh: Business Insider
Tạp chí Cosmopolitan đã có một quyết định khá thú vị khi khởi động một nhãn hiệu sữa chua năm 1999 khi thị trường sữa chua đã bão hòa và độc giả của Cosmo cũng đủ hài lòng với việc đọc tạp chí.
Microsoft Zune – 2006
Ảnh: Business Insider
Zune được tạo ra để đưa vào iPod nhưng thất bại. Tuy nhiên, hiện sản phẩm này vẫn xuất hiện trên eBay.
Điện thoại di động ESPN - 2006
Ảnh: Business Insider
Điện thoại di động ESPN được giới thiệu tháng 1/2006, là một trong những thất bại lớn nhất của những nhà khai thác mạng di động ảo (MVNOs) trong thập kỷ qua. Theo ý tưởng thì ESPN sẽ bán một chiếc điện thoại cung cấp video và nội dung ESPN độc quyền, truy cập mạng cho thuê từ Verizon Wireless. Nhưng khi tung ra, ESPN chỉ có một chiếc điện thoại, một thiết bị Sanyo được bán với giá 400 USD. ESPN nhanh chóng đóng cửa dịch vụ vì không ai mua.
HD DVD – 2006
Ảnh: Business Insider
HD DVD được tài trợ chủ yếu bởi Toshiba được cho là sẽ trở thành người nối nghiệp cho DVD khi tung ra vào tháng 3/2006. Sau một tháng, Toshiba tuyên bố ngừng mọi nỗ lực HD DVD. Nguyên nhân là do HD DVD đã không thể cạnh tranh nổi so với các sản phẩm của Sony trên PS 2 và PS3.
Joost – 2007
Ảnh: Business Insider
Joost, ban đầu được biết đến là “dự án Venice” được cho là mạng lưới truyền hình cho tương lai được phát minh bởi những thiên tài châu Âu bên cạnh Skype. Công ty đã tuyển dụng một ngôi sao đang lên, Mike Volpi, người rời Cisco để trở thành giám đốc điều hành của công ty. Tuy nhiên, Joost đã đối mặt với một loạt vấn đề về kiến trúc P2P, thư viện nội dung,…. Sau khi tung ra vào tháng 9/2007, sản phẩm đã thất bại hoàn toàn.
Google Lively – 2008
Ảnh: Business Insider
“Lively” được Google tung ra vào tháng 7/2007 để cạnh tranh với Second Life. Khi nền kinh tế đi xuống, giấc mơ này cũng phai nhạt nhanh chóng.
JooJoo - 2009
Ảnh: Business Insider
JooJoo là một sản phẩm máy tính bảng thấp kém của Apple có giá 499 USD ra đời năm 2009 và ra đi năm 2010
The Nook - 2009
Ảnh: Business Insider
Ra mắt năm 2009, Barnes và Noble đã tách ra NOOK thành một công ty riêng. Tuy nhiên, doanh số đã giảm mạnh liên tục khiến họ phải đóng cửa sản phẩm mới.
Qwikster - 2011
Ảnh: Business Insider
Tháng 9/2011, Reed Hastings tuyên bố rằng Netflix sẽ tách khỏi Qwikster để trở thành một doanh nghiệp cho thuê đĩa DVD. Hastings đã phải rút lại tuyên bố này sau 23 ngày do gặp phải hàng loạt những lời chỉ trích.
HP Touchpad - 2011
Ảnh: Business Insider
HP đã từ bỏ TouchPad và hệ điều hành di động WebOS chỉ sau một tháng rưỡi có mặt trên thị trường khi chỉ bán được 25,000 đơn vị cho Best Buy trong hơn 49 ngày có mặt trên kệ.
Facebook Home - 2013
Ảnh: Business Insider
Facebook đã cố gắng trở thành màn hình chính cho điện thoại với Home và đã thất bại. Trong vòng chưa đầy một tháng phát hành, kế hoạch đăng ký hai năm giảm từ 99 USD xuống còn 0.99 USD. Theo nhận xét, Home hoạt động chỉ dành cho người dùng cuồng tín nhất.
Samsung's Galaxy Note 7 – 2016
Ảnh: Business Insider
Samsung Galaxy Note 7 có lẽ là chiếc Smartphone được mong chờ nhất năm 2016 sau những gì mà gã khổng lồ công nghệ xứ Hàn tuyên bố đây sẽ là chiếc flagship tốt nhất trên thế giới thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên, ngay sau khi lên kệ, Galaxy Note 7 đã gặp một lỗi vô cùng nghiêm trọng đó là phát nổ trong khi sạc. Điều nãy khiến Samsung phải đưa ra thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm Note 7 và bồi thường cho khách hàng. Đây có lẽ là thất bại lớn nhất trong ngành công nghệ cho đến thời điểm này.