1. Sự ra đời của Ethernet (Quý Sửu, 1973)
Ảnh: Wikipedia |
Ra đời vào năm 1973, Ethernet là công nghệ kết nối truyền thống, cho phép truy cập mạng cục bộ LAN (Local Area Network) cục bộ. Nhiệm vụ của nó là truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong cùng một mạng lưới.
Ethernet được coi như lời giải cho bài toán kết nối thông tin liên lạc ở thập niên 70. Nhà khoa học máy tính Bob Metcalfe, "cha đẻ" Ethernet, đã phát triển và thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứu Xerox PARC tại California. Trong phiên bản Ethernet đầu tiên, các máy tính trang bị card mạng có thể kết nối với nhau thông qua một máy chủ bằng dây cáp. Sau đó, Xerox hợp tác cùng Intel và Digital Equipment để tiếp tục cải tiến công nghệ kết nối này, nâng cấp khả năng kết nối từ vài trăm mét lên tới hàng chục kilômét.
Nhờ tính ổn định và bảo mật cao, Ethernet đã được sử dụng rộng rãi từ đầu những năm 1980. Ứng dụng phổ biến nhất là mạng LAN, kết nối các máy tính trong một đơn vị địa lý hẹp (phạm vi tòa nhà, văn phòng) thông qua máy chủ.
2. Lần đầu công bố tài liệu về ngôn ngữ lập trình C++ (Ất Sửu, 1985)
Bjarne Stroustrup - người phát minh ra ngôn ngũ lập trình C++. |
C++ là một ngôn ngữ lập trình bậc trung (middle-level), được phát triển trên nền tảng của ngôn ngữ lập trình C. Kết hợp các đặc điểm và tính năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao và bậc thấp, C++ cung cấp kiến thức về lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
Ngôn ngữ lập trình C++ bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1983 do nhà khoa học Bjarne Stroustrup phát triển từ ngôn ngữ lập trình C. Năm 1985, tài liệu tham khảo đầu tiên về ngôn ngữ lập trình này được xuất bản, đặt nền móng cho tiêu chuẩn C++ chính thức sau này.
Thời điểm đó, ngôn ngữ lập trình C++ đã “thống trị” ngành công nghiệp máy tính nhờ sự tiện dụng và dễ thao tác, được các lập trình viên ưa chuộng. Hiện tại, C++ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Các trường đào tạo công nghệ thông tin ở Việt Nam vẫn sử dụng ngôn ngữ lập trình này làm môn cơ sở ngành.
3. Nitendo NES ra mắt trên toàn cầu (Ất Sửu, 1985)
Ảnh: Mashable |
Máy chơi game gia đình Nintendo Entertainment System (NES) gây sốt trên toàn cầu khi xuất hiện trên sân khấu của vào Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 1985. Thế hệ console 8-bit thứ ba của Nintendo là phiên bản cải tiến của Famicom. Đáng chú ý nhất là khay cắm băng bố trí phía trước giống đầu băng hình (đầu từ), thay vì cắm ở trên như thế hệ tiền nhiệm.
NES nhanh chóng trở thành mẫu console bán chạy nhất tại thị trường Bắc Mỹ, góp phần vực dậy ngành công nghiệp game sau cuộc khủng hoảng năm 1983. Các tựa game gắn liền với tên tuổi của NES như Super Mario Bros, The Legend of Zelda hay Metroid đều được coi là di sản của Nintendo và truyền cảm ứng cho rất nhiều trò chơi sau này.
4. Windows 1.0 ra đời (Ất Sửu, 1985)
Ảnh: Mashable |
Hệ điều hành Windows 1.0 được khai sinh bởi công ty Microsoft, là sản phẩm đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của hệ điều hành máy tính phổ biến ngày nay. Phiên bản Microsoft Windows 1.0 là hệ điều hành máy tính hỗ trợ đồ họa 16-bit đầu tiên, dựa trên nền tảng MS-DOS. Với các tính năng mới, Windows 1.0 mở ra tiền đề cho việc sử dụng chuột làm công cụ điều khiển với thao tác trỏ, nhấp chuột thay vì nhập lệnh như trên MS-DOS.
Đây cũng là hệ điều hành đầu tiên cho phép bạn thực hiện đa nhiệm, chẳng hạn như sử dụng tài liệu văn bản và xem lịch cùng một lúc. Mọi người cho rằng, bước khởi đầu này cũng mang tính cách mạng giống như sự ra đời của iPhone đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình thời đó cho rằng Windows 1.0 tập trung quá mức vào tương tác của chuột thay vì các lệnh từ bàn phím. Mặc dù không được đón nhận nồng nhiệt, hệ điều hành Window 1.0 cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với Microsoft khi phát triển sản phẩm trong tương lai.
5. Máy in LaserWriter của Apple – máy in laser kết nối mạng đầu tiên (Ất Sửu, 1985)
Ảnh: Mashable |
Khi ra đời năm 1985, LaserWriter của Apple là một trong những mẫu máy in laser dân dụng đầu tiên trên thị trường. Thiết bị này trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các nhà thiết kế và người làm trong lĩnh vực in ấn. Đây cũng là máy in laser nối mạng đầu tiên với giá thành đắt đỏ có tiếng thời bấy giờ.
Tương tự tính năng cá nhân hóa như các dòng máy Mac đời đầu, LaserWriter đã đưa việc xuất bản vào văn phòng cá nhân. Điểm nổi bật của máy in LaserWriter là có thể kết nối với khoảng 12 máy tính Macintosh (dòng máy tính cá nhân đời đầu của Apple) khác nhau.
(còn tiếp)