Trước đó các xe tăng Đức như Tiger, Panzer… là nỗi kinh hoàng đối với phe đồng minh do số lượng nhiều và chất lượng cùng công nghệ vượt trội so với các xe tăng của đồng minh. Việc biết được chính xác Đức đã và đang sản xuất ra bao nhiêu xe tăng để có cách hạn chế chúng là yêu cầu bức thiết đối với phe đồng minh.
Vì vậy phe đồng minh tìm mọi cách thu thập thông tin về khả năng sản xuất xe tăng của Đức, bằng các phương pháp truyền thống là thu thập thông tin tình báo, thẩm vấn tù binh, tung gián điệp, chặn bắt và giải mã các bức điện v.v.
Các thông tin tình báo này đưa đến ước đoán mỗi tháng Đức sản xuất 1.400 xe tăng từ tháng 6.1940 đến tháng 9.1942, và điều này có vẻ không khả thi.
Lý do là Đức chỉ dùng có 1.200 xe tăng cho trận đánh Stalingrad kéo dài 8 tháng, thương vong của trận chiến này đến gần 2 triệu người cho đôi bên.
Như vậy con số 1.400 chiếc tăng/tháng là quá cao.
Vì vậy, các nước đồng minh quay sang việc tính toán theo toán học và tìm thấy một đầu mối quan trọng: người Đức đánh dấu cẩn thận mỗi chiếc tăng đều có số serial riêng của nó. Bằng cách cẩn thận quan sát những con số này trên các xe tăng Đức bị bắt, phe đồng minh có thể xác định các số serial là mô hình biểu thị thứ tự sản xuất xe tăng. Từ đó phe đồng minh đã tạo ra một mô hình toán học để xác định tỷ lệ sản xuất xe tăng, và kết quả của họ rất chính xác.
Giả sử một nhà phân tích tình báo của đồng minh trong Thế chiến II, và đã có một số con số serial của xe tăng Đức bị bắt; và giả định rằng những chiếc xe tăng được đánh số tuần tự từ 1 đến N, làm sao người ta ước tính ra tổng số xe tăng?
Công thức mà các nhà toán học xây dựng cho phe đồng minh như sau:
Trong đó m là số serial lớn nhất được quan sát (mẫu tối đa) và k là số lượng xe tăng quan sát (cỡ mẫu).
Phe đồng minh sử dụng mô hình toán học này và ước tính Đức sản xuất 255 xe tăng mỗi tháng.
Sau khi kết thúc chiến tranh, họ tìm thấy các tài liệu và dữ liệu thống kê cho thấy Đức sản xuất 256 xe tăng mỗi tháng, tức chênh với con số của mô hình toán học nói trên chỉ… 1 chiếc tăng.
Từ công thức toán học nói trên có được dữ liệu số xe tăng Đức sản xuất được, phe đồng minh có thể biết phải cần bao nhiêu nhân lực cần thiết để ngăn chặn và hạn chế sức sản xuất xe tăng của Đức.
Sản xuất xe tăng Panzer-V của Đức - Ảnh: Wikipedia |
Theo Thanh niên