VPBank và SMBC: Mình hợp nhau đến như vậy...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Với ‘mảnh ghép’ VPBank và FE Credit, SMBC Group đã củng cố thêm các ‘financial franchise’ mà tập đoàn tài chính Nhật Bản gây dựng sau 1 thập kỷ theo đuổi chiến lược ‘Lấy châu Á làm trung tâm’.

Việc VPBank đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) hẳn đã làm thỏa mãn nhiều nhà đầu tư kiên trì theo dõi và đặt niềm tin vào cổ phiếu VPB.

‘Deal’ tỉ đô sẽ đưa VPBank tới một vị thế mới: Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 tại Việt Nam.

Theo VPBank, khoản đầu tư của SMBC sẽ cho phép nhà băng này có đủ sức mạnh tài chính để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở những phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời nhấn mạnh: “Nền tảng vốn lớn còn cho phép VPBank có đủ năng lực tài chính để phục vụ những khách hàng doanh nghiệp có quy mô rất lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam”.

Sẽ cần thêm thời gian để thấy rõ tác động của ‘deal’ SMBC đối với VPBank. Nhưng có ai đứng từ phía SMBC để xem, rằng định chế tài chính Nhật Bản mê VPBank cỡ nào (?!).

‘Multi-Franchise Strategy’

Những 'Financial Franchise' ở Châu Á của SMBC (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022 của SMBC; Đồ họa và Việt hóa: Văn Lâm)

Những 'Financial Franchise' ở Châu Á của SMBC (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022 của SMBC; Đồ họa và Việt hóa: Văn Lâm)

Báo cáo thường niên năm 2022 của SMBC trực quan hóa một chi tiết khá thú vị. Cụ thể là việc, SMBC ‘phụ trách’ khách hàng lớn, trong khi các phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ, cá nhân (siêu giàu và phổ thông) được ‘phủ sóng’ bởi các ‘mảnh ghép’ VPBank và FE Credit.

Không chỉ ở Việt Nam, thông qua các khoản đầu tư, SMBC còn gây dựng tới 3 ‘Financial Franchise’ (tạm dịch: nhượng quyền tài chính) như vậy ở Châu Á, gồm: Indonesia, Ấn Độ và Philipines.

Ít ai để ý, khoản đầu tư vào VPBank cũng đánh dấu 1 thập kỷ SMBC công bố chiến lược phát triển với khẩu hiệu ‘lấy châu Á làm trung tâm’ (Asia-centric). Kể từ năm 2013, tập đoàn tài chính Nhật Bản đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Châu Á như một chiến lược trọng điểm.

Thông qua việc tham gia đầy đủ vào các hoạt động ngân hàng (bao gồm ngân hàng bán lẻ) và các mảng kinh doanh bắt nguồn từ các nền kinh tế địa phương, SMBC theo đuổi chiến lược gọi là ‘multi-franchise strategy’ (tạm dịch: đa quyền kinh doanh) để ‘nhân bản’ thành các SMBC Group thứ 2 và thứ 3.

Ở Indonesia, SMBC đã đầu tư vào ngân hàng thương mại BTPN từ năm 2013. Đến năm 2019, SMBC thâu tóm cổ phần chi phối ở BTPN và sáp nhập vào PT Bank Sumitomo Mitsui Indonesia. Ngân hàng mới, với BTPN làm cốt lõi, cung cấp loạt dịch vụ tài chính, từ khách hàng bán lẻ đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, và cả các doanh nghiệp lớn.

Các quốc gia ở khu vực Châu Á có tiềm năng tăng trưởng cao, trong đó có Việt Nam, cũng là một trong những thị trường mà SMBC nhắm tới cho chiến lược ‘multi-franchise strategy’.

SMBC cho hay, ngoài các giao dịch với các tập đoàn lớn, định chế này còn đầu tư vào các tổ chức tài chính địa phương có thể làm nền tảng cho hoạt động kinh doanh theo định hướng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vừa hay, chi tiết ấy phần nào đã được SMBC trực quan hóa, với các ‘mảnh ghép’ VPBank và FE Credit trong báo cáo thường niên gần nhất./.