Theo Nikkei Asia, Việt Nam và Thái Lan đang trải qua giai đoạn bùng nổ thanh toán di động, khi ngày càng nhiều người sử dụng ví điện tử để thanh toán hàng hóa và dịch vụ thay vì thông qua ngân hàng.
Việt Nam đã thúc đẩy thanh toán điện tử từ năm 2008. Thời điểm đó, chỉ khoảng 40% dân số (tương đương 38 triệu người) sở hữu tài khoản ngân hàng, chủ yếu ở khu vực thành thị; nhưng số lượng thuê bao di động lên tới 120 triệu thuê bao trên cả nước.
Các công ty công nghệ thông tin và viễn thông Việt Nam, bao gồm VNPT, Viettel và FPT đã sớm giới thiệu dịch vụ ví điện tử để khuyến khích khách hàng thay đổi thói quen thanh toán. Tuy nhiên, người Việt gần đây mới ít tiêu tiền mặt hơn.
Pwc cũng cho biết: "Các dịch vụ thanh toán di động cũng đang được chấp nhận rộng rãi, đặc biệt là ở các khu vực mới nổi đã nhảy vọt qua các hệ thống điện thoại cố định và đi thẳng đến điện thoại di động và điện thoại thông minh".
Ứng dụng thanh toán phổ biến Momo vừa đăng ký chào đón chủ tài khoản cá nhân thứ 10 triệu vào tháng 11, tăng gấp 10 lần so với chỉ 2 năm trước. Bên cạnh đó, ZaloPay phát triển nhanh chóng kể từ khi ra mắt vào năm 2017, nhờ nền tảng 100 triệu người dùng đã đăng ký với công ty mẹ VNG.
Ngay cả công ty bảo hiểm toàn cầu GIC của Singapore cũng đang đặt cược vào thị trường thanh toán di động tại Việt Nam. Theo nguồn tin của DealStreetAsia, GIC là nhà đầu tư chính trong 1 vòng tài trợ "lên tới 50 triệu đô la" cho VNPay.
Tháng 1 vừa qua, chính phủ Việt Nam đã ban hành một tài liệu yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách mới để khuyến khích thói quen sử dụng ví điện tử, như cho phép nạp tiền vào ví mà không cần thông qua tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt một dự án thí điểm cho phép chuyển tiền và mua hàng thông qua tài khoản điện thoại di động cho các giao dịch nhỏ.
Việt Nam và Thái Lan vượt mặt nền kinh tế phát triển nhất khu vực Singapore trong lĩnh vực thanh toán phi tiền mặt. Ảnh: Wikipedia
|
Thái Lan cũng cho thấy tỷ trọng thương mại điện tử ở mức 67%, cao nhất trong khu vực. Các dịch vụ ngân hàng di động đang phát triển mạnh, nhiều người Thái sử dụng phương pháp thanh toán này dù không có thẻ tín dụng hoặc sổ séc. Tháng 3/2018, 4 ngân hàng lớn: Ngân hàng Bangkok, Kasikornbank, Ngân hàng thương mại Siam và Ngân hàng Krung Thai đã đồng loạt công bố giảm phí cho chủ tài khoản thực hiện giao dịch qua Internet và di động tại bất kỳ ngân hàng Thái Lan nào.
Đây là một phần trong kế hoạch của chính phủ Thái Lan nhằm giúp thúc đẩy xã hội phi tiền mặt. Thái Lan kỳ vọng nhiều khoản thanh toán kỹ thuật số sẽ góp phần tạo nên kỷ lục giao dịch kỹ thuật số, đồng thời giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các khoản vay ngân hàng.
Trong khi đó, các quốc gia phát triển hơn trong khu vực như Singapore và Malaysia, có tỷ trọng TMĐT thấp hơn bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm loại bỏ thói quen tiêu tiền mặt. Tiền mặt và séc vẫn chiếm 40% giao dịch tại quốc đảo Sư tử, một phần nhờ mạng lưới ATM dày đặc. Ngân hàng Thế giới ước tính 65 cây ATM phục vụ 100.000 người Singapore trong năm 2017.
Năm 2018, chính phủ Singapore tuyên bố mục tiêu giảm hơn nữa các giao dịch tiền mặt và trở thành quốc gia thanh toán phi tiền mặt hoàn toàn vào năm 2025. Cũng trong năm ngoái, Hiệp hội Ngân hàng Singapore đã ra mắt dịch vụ PayNow, phép người dùng chuyển tiền bằng số điện thoại thay vì số tài khoản ngân hàng.
Theo Nikkei Asia Review