Cụ thể, GTSI cho biết, gần đay, cảng Vũng Tàu đã âm thầm tiếp nhận 500.000 tấn nhôm đùn từ San José Iturbide (Mexico). Trước đó, đầu năm 2015, khoảng 1,7 triệu tấn nhôm đùn trị giá 5 tỉ USD đã được nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, Mỹ.
Đơn vị đứng ra nhập số hàng trên là Công ty TNHH Nhôm toàn cầu Việt Nam (tên tiếng Anh: Global Vietnam Aluminum Co - GVA), đóng tại KCN Mỹ Xuân B1-Conac, huyện Tân Thành.
Công ty TNHH Nhôm toàn cầu Việt Nam đang đầu tư nhà máy sản xuất nhôm định hình với tổng vốn đầu tư gần 250 triệu USD. Dự án này do hai người gốc Trung Quốc, quốc tịch Úc góp vốn làm chủ đầu tư. Đó là ông Jacky Cheung (35 tuổi) góp vốn gần 500 tỉ đồng, và ông Wang Tong (36 tuổi) góp gần 4.500 tỉ đồng.
Nhà máy đang được gấp rút xây dựng, số nhôm trên đang được gửi ở kho ngoại quan, chưa làm thủ tục nhập khẩu.
Vì só nhôm trên ở kho quan ngoại nên hải quan chưa tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, theo quan sát thì số nhôm nói trên là phôi, là nguyên liệu. Vì vậy, khi nào doanh nghiệp làm thủ tục nhập thì hải quan mới kiểm tra. Hiện tại hải quan chỉ giám sát, biết số lượng hàng gửi là bao nhiêu.
Nếu doanh nghiệp tái xuất, hải quan cũng giám sát chặt để không cho hàng vào mà không làm thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Công ty Nhôm toàn cầu Việt Nam chưa xuất lô hàng nào ra nước ngoài và rất có thể số nhôm đưa về Việt Nam hiện đang gửi ở kho ngoại quan để chờ làm nguyên liệu cho việc sản xuất nhôm.
Điều này đang khiến các chuyên gi khá lo lắng khi số lượng nhôm ở đây quá lớn, nếu tung ra thị trường có thể gây bất ổn về giá trên thị trường.
Ngoài ra, theo một số điều tra của Wall Street Journal (WSJ), số nhôm này đều liên quan đến ông trùm ngành nhôm Trung Quốc, ông Liu Zhongtian, chủ tịch Công ty nhôm China Zhongwang Holdings.
WSJ cho rằng, China Zhongwang Holdings đang lợi dụng Việt Nam là nơi thứ 3 để che dấu nguồn gốc xuất xứ của nhôm, nhằm đóng nhãn Việt vào cá sản phẩm nhôm này để tránh thuế chống bán phá giá và nhận các ưu đãi về thuế, thông qua một số hiệp định của Việt Nam và các nước khác.Đơn cử, như Mỹ hiện đang áp mức thuế đối với sản phẩm nhôm Trung Quốc lên tới 374%, nhưng con số này đối với Việt Nam là chưa đến 5%. Nếu thực sự là như vậy thì việc này sẽ khiến uy tín và danh dự của các doanh nghiệp Việt bị tổn hại nặng nề.
Ngoài ra, nếu nhà máy sản xuất nhôm có công suất 200.000 tấn/năm của GVA đi vào hoạt động, thì với nguồn cung ổn định cũng như công suất vượt trội, GVA có thể nhanh chóng đánh bại các doanh nghiệp sản xuất nhôm khác của Việt Nam, độc chiếm thị trường.
Tuy nhiên, người phát ngôn của China Zhongwang Holdings phủ nhận họ có liên quan đến số nhôm cất giữ ở Việt Nam. Không đơn vị hay cá nhân nào liên quan đến cuộc điều tra của WSJ thừa nhận sự liên quan đến số hàng ở Mexico.