Việt Nam tăng sản lượng đất hiếm thô hàng năm lên 2 triệu tấn vào năm 2030

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Đất hiếm là một nhóm các nguyên tố có ứng dụng trong sản xuất điện tử và pin, khiến chúng trở nên quan trọng đối với quá trình chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng sạch hơn và trong quốc phòng.

Quặng chứa kim loại đất hiếm đang chờ xử lý tại một nhà máy ở Saskatchewan, Canada (ảnh: Reuters)
Quặng chứa kim loại đất hiếm đang chờ xử lý tại một nhà máy ở Saskatchewan, Canada (ảnh: Reuters)

Việt Nam đặt mục tiêu tăng sản lượng khai thác đất hiếm chưa qua xử lý lên 2,02 triệu tấn/năm vào năm 2030, Reuters đưa tin.

Việt Nam đang tìm cách khai thác một trong những nguồn dự trữ đất hiếm lớn nhất thế giới. Đất hiếm sẽ được khai thác tại 9 mỏ ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái, theo kế hoạch do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/7.

Đất hiếm là một nhóm các nguyên tố có ứng dụng trong sản xuất điện tử và pin, khiến chúng trở nên quan trọng đối với quá trình chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng sạch và trong quốc phòng.

Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới - ước tính khoảng 22 triệu tấn - chỉ đứng sau Trung Quốc, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS).

USGS cho biết sản lượng đất hiếm của Việt Nam đã tăng lên 4.300 tấn vào năm ngoái từ 400 tấn vào năm 2021.

Theo kế hoạch của chính phủ, Việt Nam sẽ phát triển 3-4 mỏ mới sau năm 2030, nhằm nâng sản lượng đất hiếm thô lên 2,11 triệu tấn vào năm 2050.

Theo Reuters, ngoài khai thác mỏ, Việt Nam cũng sẽ tìm cách đầu tư vào các cơ sở khai thác đất hiếm, với mục tiêu sản xuất hàng năm từ 20.000 đến 60.000 tấn oxit đất hiếm (REO) vào năm 2030.

Kế hoạch nhằm mục đích tăng sản lượng REO hàng năm lên từ 40.000 đến 80.000 tấn vào năm 2050.