Việt Nam đánh bại cuộc chiến biệt kích Mỹ thế nào

VietTimes -- Sau khi các điệp viên biệt kích trải qua các khóa đào tạo, các lực lượng tình báo quân sự Mỹ và chế độ Sài Gòn sử dụng các máy bay đặc biệt đổ bộ nhảy dù xuống gần các địa bàn cần thâm nhập, hoặc đổ bộ bằng máy bay trực thăng. Các hoạt động trên biển, biệt kích được đổ bộ bằng xuồng cao tốc...
Vũ khí trang bị của các gián điệp - biệt kích ngụy Sài Gòn
Vũ khí trang bị của các gián điệp - biệt kích ngụy Sài Gòn

50 năm trước đây, Lầu Năm Góc đã tổn thất một số lượng lớn các điệp viên – biệt kích được đào tạo đặc biệt tại Việt Nam. Những sĩ quan tình báo quân đội Mỹ ở Việt Nam đã đối đầu với hàng loạt các vấn đề trong nỗ lực cố gắng để rốt cuộc thật bại trong nhiệm vụ mà Nhà Trắng đặt ra ở thời điểm đó.

Trong những năm 1960, Mỹ và chính quyền Sài Gòn phối hợp tiến hành các hoạt động nhằm đào tạo và đưa các đội điệp viên – biệt kích ra Miền Bắc Việt Nam thực hiện các sứ mệnh đặc biệt. Đến năm 1968, "tất cả các đội biệt kích đánh ra Miền Bắc có thể đã bị đối phương tiêu diệt", trích dẫn một báo cáo điều nghiên chính thức của Lầu Năm Góc đưa ra hai năm sau đó.

Tư lệnh trưởng lực lượng quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương thời gian sau đó đã tuyên bố nhóm biệt kích là một "thất bại hoàn toàn về đào tạo huấn luyện tình báo" trong một bản báo cáo tương tự.

Năm 1964, Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam - được gọi là MACV theo yêu cầu của Nhà Trắng bắt đầu lên kế hoạch cho các nhiệm vụ tối mật, thường được gọi là Chiến dịch kế hoạch 34A (Oplan 34A). Mục đích của kế hoạch là tiến hành các chiến dịch đặc biệt buộc Hà Nội từ bỏ các hoạt động viện trợ và ủng hộ các lực lượng vũ trang Miền Nam Việt Nam. Các chiến dịch này bao gồm các hoạt động như tấn công, phá hoại và chiến tranh tâm lý.

Nhóm gián điệp - biệt kích chính quyền Sài Gòn trong thời kỳ huấn luyện
Vũ khí trang bị của các gián điệp - biệt kích ngụy Sài Gòn

Một phần trong kế hoạch của một sứ mệnh lớn hơn, các nhóm gián điệp – biệt kích sẽ bí mật thâm nhập vào miền Bắc Việt Nam để thu thập thông tin tình báo, phá hủy hệ thống đường dây tải điện và những cơ sở hạ tầng công nghiệp, xã hội khác, tuyên truyền chống chế độ và trong tình huống có cơ hội - kích động các cuộc bạo loạn nổi dậy.

Ba năm trước đó, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã bắt đầu lén lút đưa các điệp viên qua biên giới Lào thâm nhập vào miền Bắc Việt Nam.

Lực lượng thám báo Sài gòn báo cáo với các điệp viên CIA về kế hoạch đổ bộ biệt kích vào vùng ngã ba Đông Dương

Khi Lầu Năm Góc tiếp quản nhiệm vụ này, đã có hơn 20 điệp viên được chia thành 5 đội hoạt động. Các nhóm điệp viên của CIA hoạt động tại các địa bàn chiến lược gần biên giới với Lào, gần sát cảng Hải Phòng và phía bắc của khu phi quân sự ngăn cách hai miền Nam Bắc Việt Nam.

Để duy trì tính chính thống của hoạt động biệt kích gián điệp, chính phủ Sài Gòn chịu trách nhiệm tuyển dụng, sử dụng các điệp viên và trả lương. Nhưng Nhóm nghiên cứu và quan sát thuộc MACV - hay còn được gọi là Nhóm hoạt động đặc biệt, gọi tắt là MACV-SOG làm nhiệm vụ điều hành và huấn luyện đào tạo những gián điêp- biệt kích. Lầu Năm Góc cung cấp một khoản tài chính cho chính quyền Sài Gòn để trả lương cho các điệp viên.

Tổ chức của SOG có cơ cấu chủ chốt là bốn cơ quan chuyên môn nghiệp vụ chính: Cơ quan cài cắm & chỉ đạo các hoạt động gián điệp biệt kích ở hậu phương Miền Bắc OP34 mật danh Timberwork; Cơ quan hoạt động tình báo quân sự trên biển OP37 mật danh Plowman;  Cơ quan tâm lý chiến OP39 mật danh Hulidor; Đơn vị hoạt động thám báo chống phá đường mòn Hồ Chí Minh OP35 mật danh Shinning Brass. Ngoài ra, SOG còn có một số bộ phận hỗ trợ như: Bộ phận bay phối thuộc OP36, bộ phận hành chính & nhân sự OP10, bộ phận hậu cần OP40, bộ phận thông tin OP60, bộ phận tài vụ OP90 … SOG phối hợp cùng Tổng nha kỹ thuật chiến lược miền Nam Việt Nam STD tiến hành các hoạt động tại trại huấn luyện Long Thành.

Trong hoạt động thám báo trên đường mòn Hồ Chí Minh, SOG còn lập ra một số căn cứ hoạt động tiền tiêu (FOB) nằm rải rác trên vùng lãnh thổ miền Nam Việt Nam để kiểm soát và hỗ trợ các toán biệt kích. Căn cứ quan trọng nhất của SOG là căn cứ tiền tiêu Khâm Đức (Khe Sanh), phụ trách phần lớn các hoạt động biệt kích bên Lào. Ngoài ra, SOG còn có các cơ sở điều phối không lưu trong hoạt động đánh phá đường mòn, ba Trung tâm chỉ huy phía Bắc CCN, phía Trung CCC và phía Nam CCS.

Ngay từ đầu, việc sắp xếp liên kết phối hợp phát sinh vấn đề. Tổng nha chiến lược STD bất lực trong vấn đề tuyển dụng nhân sự chất lượng cao cho huấn luyện đào tạo điệp viên, khiến Mỹ buộc phải huấn luyện những đội có chất lượng thấp," các quan chức MACV-SOG than thở trong báo cáo năm 1964, đề cập đến Tổng nha tình báo chiến lược dịch vụ kỹ thuật STD Sài Gòn.

Những ứng viên - điệp viên được tuyển chọn từ các trại tị nạn những người miền Bắc di cư vào Nam và quân đội Sài Gòn. Sài Gòn cũng tìm cách tuyển dụng nhân sự từ các tù binh bị bắt trên chiến trường và trên biển.

Sau khi các điệp viên biệt kích trải qua các khóa đào tạo, các lực lượng tình báo quân sự Mỹ và chế độ Sài Gòn sử dụng các máy bay đặc biệt đổ bộ nhảy dù xuống gần các địa bàn cần thâm nhập, hoặc đổ bộ bằng máy bay trực thăng. Các hoạt động trên biển, biệt kích được đổ bộ bằng xuồng cao tốc, sau đó chuyển các điệp viên lên bờ bằng các loại thuyền hoặc các tàu dân sự ngụy trang khác.

Hoạt động trên vùng lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam, các cố vấn Mỹ chỉ huy và điều hành khuyến khích các nhóm biệt kích, thường có quân số nhỏ hơn 10 người tuyển dụng người dân địa phương để hỗ trợ và mở rộng các hoạt động tình báo. Mang theo điện đài đặc biệt, các nhóm gián điệp biệt kích có thể thu xếp để máy bay thả vật tư, hậu cần kỹ thuật hoặc quân tiếp viện.

Điểm đặc biệt là Lầu Năm Góc không có mối liên lạc trực tiếp với các nhóm gián điệp biệt kích hoạt động trong vùng sâu hậu phương của đối phương. Điện đài là phương tiện duy nhất để kết nối với các nhóm điệp viên – biệt kích.

Lực lượng an ninh khống chế nhóm biệt kích Boone, buộc chúng phải liên lạc với Sài Gòn để cung cấp tin giả và yêu cầu vũ khí trang bị

Cũng không mất quá nhiều thời gian để chiến dịch OPLAN 34A thất bại. Trong năm đầu tiên hoạt động của nhóm gián điệp – biệt kích hoạt động dài hạn, lực lượng an ninh Miền Bắc Việt Nam đã tiêu diệt tất cả các thành viên của một nhóm và bắt giữ các thành viên của nhóm khác. Hơn ba nhóm đã được cử đi, có mật danh là Boone, Buffalo và Lotus, không bao giờ có cơ hội để báo cáo về trung tâm.

Ba năm sau đó, một thời gian quá dài cho đến khi Lầu Năm Góc bắt đầu nghi ngờ rằng Hà Nội đã bắt và buộc các nhóm còn lại phải làm việc cho an ninh miền Bắc. lực lượng công an Miền Bắc Việt Nam đã sử dụng các nhóm này để gửi thông tin sai lệch, giả tạo cho người Mỹ.

"Kế hoạch xâm nhập miền Bắc ... chương trình đào tạo điệp viên không thành công như mong đợi trong sứ mệnh thu thập thông tin tình báo, gây rối loạn và ngăn chặn các hoạt động quân sự của Miền Bắc Việt Nam," MACV theo những số liệu thống kê, nghiên cứu tình hình hoạt động của các nhóm điệp viên đã đưa ra kết luận trong một bản báo cáo năm 1968. "Độ tin cậy của hầu hết các điệp viên được huấn luyện ... là một vấn đề nghiêm trọng."

Lực lượng an ninh chuẩn bị kế hoạch giăng bẫy bắt gián điệp - biệt kích Mỹ - ngụy

Người Mỹ vẫn nhận định rằng các hoạt động của OP34 có mật danh là Timberwork đã khiến cho Hà Nội mất nhiều thời gian và lực lượng để ngăn chặn, gây nên sự quan tâm nhất định đối với Miền Bắc.

Nhưng Washington bắt đầu đàm phán với Miền Bắc Việt Nam với mục đích rút quân trong danh dự, khiến những kết quả theo báo cáo của các hoạt động gián điệp không đủ lý do để tiếp tục chương trình.

Thay vào đó, MACV-SOG chuyển sang đội biệt kích nhỏ hoạt động với thời gian ngắn trong vùng lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phát hiện các các mục tiêu và chỉ thị cho máy bay Mỹ ném bom. Với thời gian ngắn có mặt ở Miền Bắc, Hà Nội không có nhiều khả năng nhanh chóng tìm kiếm và phát hiện các nhóm biệt kích này. Các quan chức Mỹ hy vọng những những đội hoạt động thời gian ngắn Roadwatch và Target Acquisition sẽ ít có nguy cơ bị tiêu diệt hoặc bị bắt.

Một nhóm gián điệp - biệt kích bị bắt khi thâm nhập vùng lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam

Các nhóm gián điệp – biệt kích hoạt động ngắn ngày được cho là có hiệu quả hơn hẳn, ít nhất là có người trở về báo cáo (những con số hoàn toàn không được kiểm chứng). Không may là nhân sự của các nhóm biệt kích này cũng có chất lượng không đáng tin cậy, đôi khi không bao giờ đến được mục tiêu .

Những điệp viên hoạt động ngắn thời gian được lệnh "không được phép tiếp xúc với bất cứ ai," Steve Sherman, một cựu binh lực lượng đặc biệt và chủ sở hữu hãng tin Radix Press chuyên sâu về Việt Nam cho biết. "Miễn là họ không gặp phải bất cứ ai, các nhóm biệt kích này sẽ an toàn".

Theo những thông tin tình báo, cơ quan OP35, tổ chức các nhóm thám báo tiền hành các hoạt động phá hoại đường mòn Hồ Chí Minh có những thành công nhất đinh. Giai đoạn năm 1965-1967, các toán thám báo xâm nhập đường mòn phát hiện nhiều mục tiêu của QĐND Việt Nam tại Lào và chỉ điểm cho máy bay đến ném bom, gây một số bất ngờ cho quân đội Việt Nam và  thiệt hại về trang bị, con người.

Trung bình có khoảng 90 điệp vụ trong mỗi tháng, OP35 tỏ ra hiệu quả, được sự ủng hộ của MACV và Bộ tư lệnh Thái Bình Dương. Năm 1967, hoạt động thám báo của SOG mở rộng sang Campuchia.

Trong khi các đội biệt kích theo như báo cáo đang hoạt động hiệu quả hơn, Washington mất hứng thú theo đuổi cuộc chiến đẫm máu này. Khi tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ra lệnh dừng các chiến dịch ném bom Miền Bắc Việt Nam mùa thu năm 1968, các điệp viên đột nhiên không còn nhiều việc làm.

"Không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh được những báo cáo của các nhóm thám báo là đã tấn công chính xác vào một mục tiêu chiến thuật có giá trị trên cơ sở thực tế", Tham mưu trưởng lực lượng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương phàn nàn khi nghe bản báo cáo nội bộ đánh giá các hoạt động của MACV-SOG. Quan chức MACV vẫn cố biện bạch rằng: "Chúng tôi tin rằng đội Strata đã làm được việc mong đợi".

Miền Bắc Việt Nam khi ấy có lực lượng cảnh sát kiểm soát chặt chẽ, nơi các đơn vị an ninh có thể dễ dàng phát hiện những điệp viên đang hoạt động. Các điệp viên – biệt kích Sài Gòn cố gắng hòa vào dân cư để giấu mình và tìm kiếm, mua chuộc kẻ nội ứng nhưng thường nhanh chóng bị phát hiện và bắt giữ.

Nhận thức được sự nguy hiểm của thám báo trên đường mòn Hồ Chí Minh, các đơn vị quân đội Miền Bắc đã tổ chức các đội đặc công tìm và diệt thám báo. Các đơn vị này đã quyết liệt truy đuổi và tiêu diệt hầu hết các nhóm biệt kích Sài Gòn cho đến năm 1972.

Từ năm 1961 đến 1975, theo con số thống kê của Miền Bắc, quân đội Việt Nam đã bắt, diệt, truy lùng, đánh tan 166 toán gián điệp – biệt kích xâm nhập bằng đường không, đường bộ, vượt giới tuyến và đường biển, bắt và diệt 1.027 điệp viên tình báo chính quyền Sài Gòn, thu hơn 100 tấn vũ khí và phương tiện hoạt động.

TTB