Ông Carter trong quan điểm này không phải là người duy nhất. Trong tuần qua, truyền thông đã công bố một bản báo cáo có tiêu đề: “Duy trì độc lập Ukraine, công lại sự xâm lăng của Nga” với nội dung kêu gọi tăng cường đáng kể sự giúp đỡ quân sự cho Kiev. Báo cáo này đã làm bùng nổ những cuộc tranh luận sôi sục về việc cung cấp vũ khí sát thương và nhận định lại vai trò của Mỹ trong cuộc xung đột này. Tác giả của bản báo cáo trên là những nhà ngoại giao danh tiếng và những đại diện của các cơ quan an ninh quốc gia. Trong số họ có Michele Flournoy, Strobe Talbott, Steven Pifer. Kết quả là văn phòng Nhà trắng chịu áp lực rất lớn, nhiều yêu cầu được gửi đến đòi hỏi phải xem xét lại chính sách đối ngoại ủng hộ Ukraine.
Sự nổi tiếng và kinh nghiệm của những tác giả bản báo cáo trên không thể coi thường. Nội dung bao gồm một tập hợp các nhóm cơ sở lý luận với yêu cầu phải cung cấp vũ khí sát thương Mỹ cho Ukraine trong khoản ngân sách khoảng 1 tỷ đô la/năm, bao gồm tên lửa chống tăng, vũ khí phòng không hiện đại, đồng thời cử các chuyên gia kỹ thuật đến hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng vũ trang Ukraine.
Những người ủng hộ cũng cấp vũ khí sát thương cho Ukraine cho rằng, quyết định này sẽ là một thử thách mức độ “tin cậy” của Mỹ trong việc sẵn sàng ủng hộ Ukraine vào giai đoạn khó khăn. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Thông minh hơn là hoàn toàn ủng hộ Ukraine, nhưng kiên quyết chống lại việc tăng cường vũ khí trang bị cho khu vực luôn bất ổn này, nơi đang gia tăng xung đột.
Đề xuất viện trợ vũ khí sẽ không giúp Ukraine được nhiều, nhưng lại làm xung đột dữ dội hơn. Kiev rất cần sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và sự ủng hộ chính trị để đạt được những mục đích sống còn, một trong những mục đích đó là chương trình đổi mới và giải quyết xung đột thông qua đối thoại, giữ nguyên một nhà nước Ukraine toàn vẹn. Đây cũng là quan điểm của Thủ tướng Đức Angela Merkel, các đồng minh khác của Mỹ và các thành viên NATO.
Nếu gửi đến Ukraine một gói vũ khí các loại, chưa chắc đã làm tình hình tốt hơn, nếu như so sánh sự khác nhau một trời một vực giữa sức mạnh quân sự Nga và Ukraine. Làm như vậy, Mỹ sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa xung đột, phá hoại hoàn toàn những cơ hội đưa Ukraine trở thành một dân tộc mới, phát triển trên con đường châu Âu.
Thay vì cấp súng đạn, Mỹ cần phải viện trợ cho Ukraine kỹ thuật và cơ sở vật chất để củng cố quân đội Ukraine quá rệu rã, cứu trợ cuộc sống người dân, tăng cường sức mạnh kinh tế và phát triển những nỗ lực cải cách làm thay đổi đất nước. Ukraine cần một quân đội thực sự chứ không phải là vũ khí.
Xây dựng một quân đội hiện đại, chuyên nghiệp ở Ukraine phải là mục tiêu lâu dài mà châu Âu cần hướng tới trong sự phát triển chiến lược sức mạnh của đất nước, trong khuôn khổ đồng minh chiến lược, tư duy đó phải được hình thành trong các phân tích và nghiên cứu, thảo luận chín chắn, kỹ càng. Cung cấp vũ khí quân sự - đó không phải là một chiến lược đối với Ukraine để giải quyết xung đột. Trước hết Mỹ cần tập trong nguồn lực để giải quyết các mâu thuẫn kinh tế. Trong bản báo cáo đã nêu hoàn toàn không có những đề xuất nhằm đạt được hòa bình và cũng không có phân tích, bằng cách nào viện trợ vũ khí có thể đưa đến một giải pháp chính trị giải quyết xung đột và chấm dứt chiến tranh mà ngọn lửa của nó đang cháy rừng tực ở Donbass.
Theo bản chất vấn đề, bản báo cáo này có mục đích làm ông tổng thống bướng bỉnh phải thay đổi chính sách đối với Ukraine, Mỹ sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc xung đột. Điểm mấu chốt là: nếu cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, có nghĩa là tăng cường khả năng tiêu diệt lính Nga, những tổn thất quân sự đối với Moscow sẽ vượt quá sức chịu đựng, nước Nga sẽ từ bỏ đường lối chính trị hiện này và bằng cách này ngăn chặn khá năng hiếu chiến của họ.
Sự thiếu tính toán thể hiện ở việc cung cấp vũ khí là: hoàn toàn không có quan điểm giải pháp chính trị giải quyết xung đột, hoàn toàn không có ý tưởng nào về việc, sẽ làm gì khi những thỏa thuận Minsk ngăn chặn cuộc xung đột vũ trang sụp đổ. Nhưng lại có những khuyến nghị cho rằng ngăn chặn đường lối chính trị hiếu chiến có thể hành động tương tự như ở Afganixtan. Nội dung của báo cáo công khai kêu gọi Mỹ bắt đầu cuộc chiến với Nga ở Ukraine bằng sinh mạng của kẻ khác và viện trợ vũ khí với khoản ngân sách bằng một nửa ngân sách quốc phòng của Ukraine.
Bản báo cáo rõ ràng đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong các cuộc tranh luận chính trị về vấn đề, bằng cách nào có thể giúp đỡ Ukraine, vì vậy cần phải nghiên cứu rất chi tiết nội dung báo cáo này.
Một vấn đề quan trọng trong lập luận của bản báo cáo là: tác giả đã liệt kê những lo ngại và nguy cơ về tham vọng lãnh thổ của Nga, được chuyển hóa thành chủ trương chính trị đã nêu. Nhưng nếu phân tích sát nhập Crimea của Nga cho thấy, chiến dịch này mang tính đơn nhất và không có khả năng xảy ra một lần nữa trên lãnh thổ châu Âu. Hơn thế nữa, Nga hoàn toàn không thể hiện hứng thú đặc biệt đến việc tấn công các nước châu Âu. Ngược lại, những trích dẫn về thế giới Nga, hoặc nước Nga mới (Novorussia) từ lâu đã biến mất khỏi các tuyên bố, phát biểu chính thống. Những người dân tộc cực đoan của chính quyền Nga đang chịu áp lực, không hề có ý định hiện thực hóa những tham vọng của mình.
Nga cũng không thể hiện một tham vọng mở rộng quy mô chiếm đoạt Ukraine, dù họ thừa đủ cơ sở vật chất và nguồn lực để làm điều đó, Trong báo cáo có đề cập đến ý kiến của các chính khách Kiev về khả năng sẽ có một cuộc tiến công lớn nhằm tạo ra một hành lang trên bộ dẫn đến Crimea, nhưng điều đó rất khó có khả năng xảy ra. Khó xảy ra ngày cả từ quan điểm khoa học quân sự.
Những hành động của Nga cho thấy, Moscow đang sử dụng các nguồn lực của mình rất tiết kiệm và cụ thể nhằm buộc Ukraine phải công nhận các khu vực đang nổi dậy đồng thời đảm bảo duy trì ảnh hưởng của mình đối với đất nước này. Cung cấp vũ khí vào khu vực xung đột được xây dựng trên cơ sở những tư duy khủng hoảng từ năm 2014, khi bộ máy lãnh đạo cao cấp hốt hoảng cho rằng, Nga đang nỗ lực khống chế châu Âu, đến nay đã thấy rõ, những hoảng loạn và lo sợ được nêu hoàn toàn không có căn cứ cơ bản.
Bản báo cáo cũng đưa ra những quan điểm về vị thế của Mỹ và nghĩa vụ đối với Ukraine trong lĩnh vực an ninh, đòi hỏi phải cung cấp ngay lập tức vũ khí cho Kiev. Nhưng thực tế Mỹ hoàn toàn chẳng có bất cứ một nghĩa vụ nào đối với Ukraine trong lĩnh vực an ninh quốc gia do không có hiệp định nào hoặc thỏa thuận nào giàng buộc, bao gồm cả ghi nhớ Budapest. Mặc dù vậy, các chính khách Mỹ vẫn cao giọng ủng hộ chính quyền mới của Ukraine, đòi hỏi toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và sự lựa chọn hướng EU của họ, Tuyên bố về vị thế của Mỹ trong vấn đề cung cấp vũ khí rất mơ hồ trong tình huống Đức tiếp tục khẳng định đó là sai lầm nếu viện trợ vũ khí sát thương.
Berlin không nghiêng về hướng tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm và tập trung vào giải pháp chính trị. Vị thế của Mỹ không quan trọng trong danh sách những điều cần ưu tiên, đặc biệt khi Berlin cho rằng chính sách đó không phù hợp, Thay vào đó cần phải nói về vị thế của Phương Tây nói chung, trên quan điểm thiện chí và và sự quyết tâm của EU giúp đỡ Ukraine hiện tại và trong tương lai, để Kiev không trượt ra khỏi con đường hướng Âu và dân chủ như đã chọn.
Đề xuất kiến nghị cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí cụ thể khó có thể hiệu quả. Những chuyên gia quân sự hiểu được nguyên nhân những thất bại của quân đội Kiev. Họ thảm bại không phải vì thiếu hụt vũ khí (mặc dù có thể nói sự thiếu hụt vũ khí hiện đại của quân đội Ukraine có ở khắp mọi lực lượng và trong mọi lĩnh vực) mà quân đội Ukraine hoàn toàn không có khả năng chiến đấu. Quân đội không được huấn luyện kỹ năng chiến đấu, không có các sĩ quan kinh nghiệm cấp tiểu đoàn, lữ đoàn, không có sự liên kết phối hợp giữa các tiểu đoàn dân tự nguyện và quân đội thường trực chiến đấu, hậu phương yếu kém đồng thời không có một bộ máy phân tích quân sự độc lập những vấn đề đang tồn tại.
Quân đội Ukraine không có lực lượng tình báo, trinh sát, lực lượng dự bị cơ động, không có một bộ máy chỉ huy thống nhất, còn bộ máy lãnh đạo chính trị thì hoàn toàn xa rời thực tế và không hề biết, điều gì đang xảy ra trong lực lượng vũ trang. Nếu như một đội quân thảm hại như vậy được cung cấp thêm vũ khí, điều đó không thể giải quyết được gì trên chiến trường, do tất cả các vấn đề tồn tại đều mang tính cơ sở căn bản về cơ cấu tổ chức. Cuộc xung đột này rõ ràng một điều: quân đội Ukraine không có một cơ hội nào chiếm được ưu thế trước những lực lượng dân quân tự vệ thân Nga, việc mở rộng quy mô chiến tranh là một tư duy điên rồ và thất bại đối với chính Kiev.
Trong bản báo cáo có nêu, ở Ukraine trên nhiều khu vực không tiến hành các hoạt động trinh sát., do thám thu thập thông tin, những thông số về số lượng quân đội Nga có mặt trong các khu vực xung đột do người Ukraine thông báo đều khác biệt so với những thông tin tình báo mà NATO thu thập. Các dữ liệu thông tin không liên kết với nhau và mâu thuận với nhau, số liệu thì hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào ai trong số các quân nhân Ukraine mà chúng ta nói chuyện. Nhưng quan trọng hơn là nó không trùng khớp với thông tin tình báo mà Mỹ và NATO có.
Chỉ có một điều duy nhất mà Ukraine và NATO có thể thống nhất, đó là hầu như tất cả những dân quân đang chiến đấu trong lực lượng ly khai đều là người Ukraine. Chỉ riêng điều đó thôi đã loại bỏ cơ sở căn bản của báo cáo, được xây dựng trên vấn đề quân đội Nga đang tham chiến chủ yếu trong xung đột, việc gây cho người Nga những tổn thất nặng nề sẽ khiến họ khiếp sợ và bị kiềm chế.
NATO nhận định rằng, ở Đông Ukraine có khoảng vài nghìn chuyên gia và cố vấn quân sự Nga, tình báo Ukraine, không có một phương tiện, trang bị kỹ thuật trinh sát, tình báo nào khẳng định, trong xung đột có khoảng 400 xe tăng Nga và 10 nghìn quân nhân. Đây thực tế là một con số siêu tưởng, cho thấy ở Ukraine tham chiến một sư đoàn xe tăng Nga, nhưng các vệ tinh trinh sát, tình báo Mỹ không phát hiện ra. (Một ví dụ, sư đoàn xe tăng cận vệ số 4 của quân đoàn bộ binh cơ giới Nga có khoảng 300 xe tăng, biên chế 12 nghìn quân nhân). Làm sao có thể quyết định cung cấp vũ khí và loại vũ khí gì cho Kiev, khi mà họ hoàn toàn không biết biên chế của lực lượng Nga trên lãnh thổ phía đông, khu vực hoạt động của họ và số lượng binh lực?
Các tác giả của bản báo cáo đề xuất việc cung cấp các hệ thống phòng không chiến lược, mặc dù một trong những lĩnh vực vũ khí quân sự còn có thế mạnh của quân đội Ukraine chính là hệ thống phòng không mà quân đội Ukraine hoạt động khá hiệu quả khi có trong biên chế “Osa, Buk, tên lửa phòng không chiến lược S- 200, S-300”. Trong cuộc chiến này, lực lượng ly khai không có không quân, do đó chỉ riêng vấn đề hiện đại hóa lực lượng phòng không cũng là một chuyện không tưởng đối với Ukraine trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Báo cáo cũng nêu một thực tế, những tổn thất sinh lực trong khi tiến công lực lượng ly khai là do bị hỏa lực pháo binh tầm xa của đối phương và các tác giả đề xuất ….tổ hợp tên lửa chống tăng hạng nhẹ Javelin, loại vũ khí quan trong duy nhất mà Mỹ có thể cung cấp. Không ai không biết Javenlin là vũ khí tác chiến hiệu quả với xe tăng Nga – mặc dù thực tế ở Đông Ukraine chúng khá ít, hệ thống có giá thành rất cao 250 nghìn đô la một khẩu và cũng khá nặng, hơn 22 kg.Một sai lầm của các tác giả bản báo cáo chính là các đơn vị dân quân Ukraine sẽ rất nhanh chóng phát hiện ra và tìm mọi biện pháp để vô hiệu hóa nhằm giảm thiểu tổn thất. Ví dụ, trong cuộc chiến ở Chesnia, khi các xe tăng Nga bị rơi vào địa hình thành phố và bị tiêu diệt, người Nga đã sử dụng hỏa lực san bằng thành phố Groznyi để đảm bảo an toàn cho lực lượng.
Lực lượng vũ trang Nga hiện nay không còn là lực lượng mất sức chiến đấu và không được đầu tư tài chính. Sát nhập Crimea là một ví dụ điển hình cho thấy quân đội Nga có năng lực chiến đấu rất cao, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến phức tạp. Sẽ là phí công và tổn thất vô nghĩa khi dự kiến ngăn chặn hoặc đẩy người Nga ra khỏi cuộc chơi bằng một hệ thống vũ khí này hay vũ khí khác.
Bản báo cáo không hề nhắc về trường hợp Mỹ mùa thu năm ngoái đã gửi đến cho quân đội Ukraine tổ hợp radars hạng nhẹ, lập tức Nga chuyển đến cho dân quân các tổ hợp radars mặt đất cơ động và các tổ hợp này đã vô hiệu hóa hoàn toàn những phương tiện ký thuật tân tiến đó, ngoài ra, việc phản kích chống lại các hệ thống pháo phản lực và lựu pháo tầm xa không mang lại hiệu quả khích lệ. Trên thực tế, vẫn đề là dự trữ thời gian khai thác sử dụng của rất nhiều loại vũ khí trang bị của Ukraine đã kết thúc từ lâu, người Mỹ cũng không có gì để thay thế và hoàn toàn không có khả năng giải quyết vấn đề quân nhân không được huấn luyện chiến đấu, không có kỷ luật và kinh nghiệm tác chiến. Cơ quan hành chính quốc phòng đã rất đúng khi phát biểu, nước Nga sẽ rất nhanh chóng tìm ra giải pháp tương xứng, vô hiệu hóa mọi loại vũ khí mà Mỹ có thể cung cấp, viện trợ vũ khí chỉ dấn đến việc mở rộng và khoét sâu xung đột chứ không mang lại cho Ukraine bất cứ một lợi ích gì.
Tương tự như vậy với trường hợp cung cấp xe thiết giáp Hummer. Loại xe này từ lâu đã là chủ đề gây cười của quân nhân Mỹ và cần được thay thế. Hummer hoàn toàn không có khả năng tạo cán cân lực lượng nghiêng về kỹ thuật quân sự Mỹ, nếu tính đến nền công nghiệp quốc phòng vốn có của Ukraine. Nền công nghiệp quốc phòng đất nước này hoàn toàn có thể sản xuất được tất cả các xe cơ giới, thiết giáp và cả xe tăng. Người Ukraine đã có nhiều kinh nghiệm và trình độ công nghệ, đủ để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Trong các nhà máy công nghiệp quốc phòng cũng không ít nguyên mẫu trang thiết bị hiện đại, đã sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt, hơn thế nữa, trong các kho bảo lưu, niêm cất của Ukraine cùng có một số lượng rất lơn tăng thiết giáp từ thời Xô viết, có thể dễ dàng hiện đại hóa và đưa vào biên chế khai thác sử dụng.
Đề xuất cung cấp xe thiết giáp không hề có một lời nhận xét về những yếu kém trong chiến thuật tác chiến cũng như khả năng sử dụng các loại phương tiện chiến tranh. Quân đội Ukraine, có ưu thế về không quân, tiến hành những trận phản kích tăng thiết giáp đầy thảm họa, dẫn đến đã mất vô số các xe tăng T-64BV và các loại xe thiết giáp khác. Những hoạt động tác chiến ngô nghê của quân đội Ukraine đã dẫn đến tình trạng lực lượng dân quân dễ dàng vòng phía sau và vây chặt quân Ukraine vào các “nồi hầm – chảo lửa”.
Một trong những nguyên nhân tồi tệ dẫn đến thảm bại của quân đội Ukraine là vấn đề thông tin liên lạc và các kênh thông tin bảo mật. Dù có rất nhiều phương tiện truyền thông, lực lượng động viên tình nguyện và quân thường trực luôn không có sự thống nhất khi tiến hành các hoạt động tác chiến cũng như sự phân rã hỗn loạn hoàn toàn giữa các đơn vị trong biên chế.
Cuối cùng là các UAV quân sự, những phương tiện bay không người lái đã được Liên bang Đức cung cấp. Các tác giả bản báo cáo đề xuất cung cấp cho Ukraine các phương tiện bay UAV độ cao trung bình mặc dù đã biết, lực lượng dân quân đã bắn hạ khá nhiều máy bay và UAV của quân đội Ukraine, ở Đông Urkraine có đầy đủ các loại vũ khí phòng không hiện đại của Nga, từ các loại tầm thấp như pháo phòng không, tên lửa tầm nhiệt vác vai đến các tổ hợp như “Tor – M2, Panshir – S1, Buk…), với các phương tiện phòng không đã nêu, các UAV chẳng có việc gì làm ở Đông Ukraine ngoại trừ để cháy. Tuyên bố về việc cung cấp các máy bay không người lái ở Đông Ukraine thực sự ngoài việc tiêu hao phương tiện bay, hoàn toàn không có ý nghĩa khi sử dụng UAV chỉ trong trường hợp có ưu thế khống chế bầu trời.
Nhưng phân tích những vấn đề đã nêu không nhằm mục đích cho rằng, không hành động và từ chối giúp đỡ Ukraine tốt hơn hành động, mặc dù theo đề xuất của báo cáo thì chỉ làm tình hình thực sự xấu đi nhanh chóng. Ý đồ chính trị trong báo cáo đơn thuần là đưa nước Mỹ vào cuộc đối đầu xung đột với nước Nga và nâng cao giá trị Mỹ đối với V. Putin, mặc dù đó là “Urkraine hóa chiến tranh” người Ukraine sẽ chiến đấu và chết trên chiến trường vì giá trị Mỹ. Nếu muốn chấm dứt xung độ thì chỉ có một con đường duy nhất: con đường đàm phán khó khăn với những nhượng bộ địa chính trị.
Các sự kiện năm 2014 cho thấy, những hành động chỉ làm gia tăng hành động không khoan nhượng của Nga và Kiev đã phải trả giá bằng những tổn thất năng nề. Kiev đã mất đất và nước Nga sẵn sàng đi các nước cờ quyết liệt tiếp theo trong cuộc xung đột. Các trận chiến đã diễn ra hiện nay và quân đội Ukraine tiếp tục thất bại. Tên lửa chống tăng Javelin không phải là viên đạn bạc và chỉ mang đến sự mở rộng chiến tranh cũng như chính thức lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến phục vụ một ý đồ chính trị. Nhưng ý đồ chính trị nào cũng phải tính đến, theo phân tích của các chuyên gia quân sự Nga, họ có thể đánh tan rã quân đội Ukraine chỉ trong vài ngày và họ hoàn toàn không nói quá.
Sự thực, cho đến này có những nhận định sai lầm về cuộc tấn công mùa đông, được bắt đầu vào 13.01. Rất nhiều chuyên gia ở Moscow nhận định việc ký kết thỏa thuận ngừng bắn Minsk của bộ tứ “Normandi” là sai lầm chiến lược, cần phải tránh. Theo các chuyên gia, không một mục tiêu chính trị nào đạt được, trong khi đó Nga đã trở thành một phần của cuộc xung đột và nhận lên mình những trách nhiệm, theo đó Phương Tây có thể chỉ trích.
Thực tế thỏa thuận ngừng bắn Minsk đã mất ý nghĩa ngay từ khi mới khởi động, do tồn tại những mâu thuẫn cơ bản để đưa vào hiện thực hóa, chứ hoàn toàn không phải là Moscow không thể đề xuất một sáng kiến nào tốt hơn. Ukraine đã tiến hành chiến dịch trong tháng 1. 2015, được coi là trong điều kiện tồi tệ nhất của cuộc tấn công. Những mâu thuẫn cơ bản này khiến các nhà lãnh đạo Moscow không rút quân khỏi vùng biên giới và không xác lập lại tuyến biên giới Ukraine khi Kiev không thừa nhận lực lượng ly khai một cách chính thức và xác lập cho họ một vị thế chính trị. Nhưng ông V.Putin đã thành công trong việc đưa các nhà lãnh đạo Lugansk và Donesk ra chính trường quốc tế, vị thế chính trị của họ đã được xác lập. Tiếp theo, Poroshenko sẽ buộc phải đối thoại với những người mà họ gọi là “khủng bố”.
Tất nhiên, các nhà lãnh đạo Ukraine không có mong muốn cho phép lực lượng ly khai một vị thế độc lập và thừa nhận họ trong kế hoạch chính trị tương lai. Nước Nga hoàn toàn không thể bỏ rơi họ cho số phận vì ngay tức khắc, các lực lượng cực đoan chính trị Ukraine sẽ đè bẹp và tiêu diệt họ bằng sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế. Chính vì vậy Moscow và Kiev đồng thời sẽ không thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm thỏa thuận, Kiev sẽ không bao giờ rút lực lượng quân sự của mình ra khỏi khu vực ATO như điều kiện thỏa thuận đã được ký. Lực lượng ly khai cần mở rộng lãnh thổ đến biên giới của 2 tỉnh, do cần không gian sống cho dân cư của mình, các lãnh đạo Kiev bị chia rẽ, buộc phải lắng nghe phản ứng của cộng đồng và lo sợ một Maidan thứ 3, hoàn toàn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nếu họ nhượng bộ Moscow.
Tổng thống Poroshenko thừa nhận, ông ta phải nhượng bộ những yêu cầu của Moscow nhưng cũng cần thể hiện rằng chính phương Tây đã dồn ông ta vào góc tường, do ở Tây Ukraine cộng đồng có những diễn cảm khác, cũng như là những đối thủ của ông ta. Cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ làm suy yếu vị thế độc lập của ông ta và làm gia tăng tham vọng của những chính khách và nhóm hoạt động Kiev đang muốn kéo dài cuộc chiến.
Nguyên nhân tiếp tục xung đột: Novorossia nói riêng và Ukraine nói chung có một vị trí vô cùng quan trọng đối với nước Nga trên trường thế giới. Có thể nói là vị thế sống còn, lợi ích then chốt của nước Nga nằm ở khu vực địa chính trị này. Chính vì vậy Moscow không bao giờ lùi bước trước bất cứ áp lực chính trị nào của Phương Tây và số lượng vũ khí cung cấp cho Kiev, hơn thế nữa, sẽ có những tổn thất cả về sinh mạng và cơ sở vật chất cho cả hai phía của Ukraine.
Sau hội nghị đàm phán Minsk, Phương Tây đồng loạt gia tăng áp lực kinh tế và ngoại giao lên Moscow, còn Kiev thì hầu như không phải làm gì ngoài việc duy trì tình trạng hiện nay. Moscow đứng trước hai lựa chọn, hoặc là đầu hàng về chính trị, hoặc tiếp tục chịu tổn thất và thiệt hại dưới các đòn tấn công trừng phạt kinh tế. Tất nhiên phương Tây có thời gian để chờ đợi, còn Moscow cần có nhưng giải pháp quyết liệt để giải quyết tình huống.
Từ một góc nhìn khác có thể phương Tây đã đi một nước cờ ngoại giao khôn ngoan về mặt chính trị, nhưng nguy hiểm về mặt quân sự. Nước Nga đã và sẽ sử dụng một giải pháp cuối cùng – tấn công, đè bẹp sức kháng cự của Kiev, buộc phương Tây và Ukraine phải chấp nhận thêm những thỏa thuận khác nữa, cho đến khi đạt được mục tiêu chính trị đề ra, đó là hai nước cộng hòa độc lập trong cơ chế Liên bang Ukraine và Hiến pháp Ukraine chấp thuận vị thế trung lập.
Cũng như các cuộc xung đột khác mà Mỹ và phương Tây đã khơi mào với Liên xô trước đây, con đường giải quyết xung đột Ukraine một cách dễ dàng hoàn toàn không có. Cung cấp viện trợ vũ khí mà không có chiến lược vẹn toàn, được nghiên cứu kỹ lưỡng, điều đó tương tự như những gì mà Mỹ đã làm trước đây, thường đưa lại những hậu quả tồi tệ cho thế giới. Mỹ cung cấp vũ khí chống tăng cho quân đội Syria tự do không làm thay đổi cán cân lực lượng của Syria với Nga mà chỉ kéo dài thêm sự khốn khổ và tổn thất của lực lượng đối lập mà quân đội của Assad tiếp tục giáng cho những đòn chí mạng, Nga vẫn cung cấp vũ khí trang bị cho quân đội ông Assad và đạo quân Syria tự do trên thực tế đã hoàn toàn tan rã ở cả hai đầu chiến tuyến.
Cuộc xung đột đã kéo đi hàng trăm nghìn mạng người dân vô tội mà ánh sáng tương lai vẫn chưa nhìn thấy cuối đường hầm. Trang bị vũ khí cho các chiến binh Libya và đưa họ vào cuộc chiến dưới sự yểm trợ của lực lượng không quân phương Tây nhưng hoàn toàn không có một học thuyết, một chiến lược xây dựng đất nước Libya và quân đội Libya mới sau sự xụp đổ của Gaddafi, Mỹ có một thảm họa chính trị đối ngoại trong khu vực.
Ngày nay ISIL đã tràn đến Libya và đe dọa Tripoli. Iraq cũng là một ví dụ điển hình về việc cung cấp vũ khí không làm cho quân đội nước này trở lên có năng lực tác chiến và khả năng chiến thắng hơn. Lúc này, trên chiến trường, các chiến binh Hồi giáo cực đoan cưỡi xe thiết giáp Humvees của Mỹ tấn công người Kurd, người Shite sử dụng xe tăng M1A1 Abrams, xe thiết giáp chở quân tăng cường khả năng chống mìn của quân đội Iraq, sử dụng pháo hạng năng 155 mm của Mỹ. Người Mỹ cần học trên các sai lầm chiến lược này và tìm một chính sách đối ngoại phù hợp với Ukraine để không tự đưa mình vào thảm họa mới.
Theo: QPAN