MGI cho biết giao dịch thương mại điện tử của Trung Quốc hiện lớn hơn con số cộng gộp của năm nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Tổng giá trị thanh toán di động tiêu dùng cá nhân của Trung Quốc trong năm 2016 đạt tới 790 tỷ USD, gấp 11 lần con số này tại thị trường Mỹ.
Trong khi đó, Trung Quốc hiện là một trong ba điểm đến hàng đầu của các hoạt động đầu tư mạo hiểm trong những lĩnh vực như thực tế ảo, ôtô tự lái, in 3D, robot, thiết bị bay không người lái và trí thông minh nhân tạo.
Một phần ba trong số 262 “unicorn” (các công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD) trên thế giới hiện nay là của Trung Quốc, chiếm 43% tổng giá trị của các “unicorn” trên toàn cầu.
Theo MGI, ba trụ cột chính nâng đỡ sự phát triển hết sức nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ số là một thị trường khổng lồ và trẻ trung cho phép thương mại hóa nhanh chóng các mô hình kinh doanh số; một hệ sinh thái số phong phú đang mở rộng vượt trên tầm một số “người khổng lồ”; chính phủ tạo điều kiện và không gian để các doanh nghiệp số thử nghiệm, đồng thời vừa là nhà đầu tư vừa là người tiêu dùng các công nghệ số.
Báo cáo của MGI dự báo công nghệ số có thể thay đổi và tạo ra khoảng từ 10% đến 45% doanh thu công nghiệp của Trung Quốc vào năm 2030.
Jeongmin Seong - nhà nghiên cứu cấp của của MGI cho rằng quá trình số hóa sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc trở nên năng động hơn, cho phép thêm nhiều doanh nghiệp của nước này tham gia cuộc cạnh tranh trên toàn cầu, và thậm chí xuất khẩu các mô hình kinh doanh số "Made in China".
Trong khi đó, Trung Quốc hiện là một trong ba điểm đến hàng đầu của các hoạt động đầu tư mạo hiểm trong những lĩnh vực như thực tế ảo, ôtô tự lái, in 3D, robot, thiết bị bay không người lái và trí thông minh nhân tạo.
Một phần ba trong số 262 “unicorn” (các công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD) trên thế giới hiện nay là của Trung Quốc, chiếm 43% tổng giá trị của các “unicorn” trên toàn cầu.
Theo MGI, ba trụ cột chính nâng đỡ sự phát triển hết sức nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ số là một thị trường khổng lồ và trẻ trung cho phép thương mại hóa nhanh chóng các mô hình kinh doanh số; một hệ sinh thái số phong phú đang mở rộng vượt trên tầm một số “người khổng lồ”; chính phủ tạo điều kiện và không gian để các doanh nghiệp số thử nghiệm, đồng thời vừa là nhà đầu tư vừa là người tiêu dùng các công nghệ số.
Báo cáo của MGI dự báo công nghệ số có thể thay đổi và tạo ra khoảng từ 10% đến 45% doanh thu công nghiệp của Trung Quốc vào năm 2030.
Jeongmin Seong - nhà nghiên cứu cấp của của MGI cho rằng quá trình số hóa sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc trở nên năng động hơn, cho phép thêm nhiều doanh nghiệp của nước này tham gia cuộc cạnh tranh trên toàn cầu, và thậm chí xuất khẩu các mô hình kinh doanh số "Made in China".
Theo Vietnam+
https://www.vietnamplus.vn/vien-nghien-cuu-mckinsey-trung-quoc-la-cuong-quoc-cong-nghe-so/478251.vnp