Vì sao tàu ngầm Xô Viết từng làm người Mỹ và NATO kinh hồn bạt vía

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các thuỷ thủ tàu ngầm Liên Xô đã mở tuyến phòng thủ chống ngầm của NATO “như mở đồ hộp”.
Tàu ngầm của quân đội Xô Viết từng làm NATO khiếp vía kinh hồn (Ảnh Tư liệu)
Tàu ngầm của quân đội Xô Viết từng làm NATO khiếp vía kinh hồn (Ảnh Tư liệu)

Chiến dịch hải quân “Atrina”

Năm 1987 Chiến tranh LẠnh đã đi vào lịch sử, tuy nhiên việc "đối đầu" giữa các nhà quân sự Liên Xô và Mỹ vẫn tiếp tục. Chiến dịch hải quân “Atrina", được tiến hành vào thời gian đó, cho đến nay vẫn làm các chuyên gia phải thán phục. Theo nhận xét của họ, các thuỷ thủ tàu ngầm Liên Xô đã mở tuyến phòng thủ chống ngầm của NATO “như mở đồ hộp”.

Từ Murmansk đến Luiziana

Tháng 3/1987, 5 tàu ngầm nguyên tử của Hạm đội Bắc bắt đầu lần lượt di chuyển ở biển Barents. Đó là các tàu của sư đoàn tàu ngầm nguyên tử số 33: K-299, K-255, K- 244, K-298 và K-524. Phân đội do đại tá hải quân Anatoli Shevchenco chỉ huy.

Một cụm của NATO, bao gồm kỹ thuật không quân, tàu mặt nước và chống ngầm, chăm chú theo dõi đoàn tàu của Liên Xô. Ban đầu, khi tàu ngầm nguyên tử di chuyển dọc Scandinavia, mọi việc diễn ra bình thường và các nhà quân sự NATO nghĩ rằng người Nga sẽ hướng theo một trong hai con đường - hoặc là qua Iceland và Greenland, hoặc là ngang qua các đảo Pharerxki và Shetlandxki.

Nhưng bất thình lình những tàu tham gia “Atrina” đồng loạt biến mất khỏi các bộ kiểm tra theo dõi của đối thủ. Người Mỹ và người Anh sửng sốt vô cùng. Đối thủ tiềm năng vội tung nhiều máy bay tuần tiễu, cụm vệ tinh được kích hoạt, để tìm kiếm các tàu ngầm Xô Viết. Ngày tiếp ngày các lực lượng chống ngầm NATO cày xới mặt nước Đại Tây Dương nhờ các thiết bị định vị thuỷ âm và radar, nhưng tàu ngầm Nga đã thoát khỏi chúng.

Di chuyển qua biển Sargassobo ấm áp bất thường và vượt qua khu vực tập trung nhiều rong tảo nguy hiểm đối với tàu ngầm nguyên tử, các tàu Xô Viết đã tới được bờ phía đông nước Mỹ. Một vài cái đã có mặt ở phía Nam, gần New Orlan. Lầu Năm Góc đã báo cáo về mối đe doạ tiềm tàng này với Tổng thống Ronald Reagan, và 6 “thợ săn” – tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles - đã tìm kiếm dọc các bờ biển nước Mỹ.

Khó có thể tìm thấy hình ảnh minh họa nào rõ hơn về sự tài tình của kỹ thuật hải quân Liên Xô như ví dụ về tàu ngầm Dự án 661 lớp Anchar được hạ thủy từ năm 1968, và vẫn giữ danh hiệu tàu ngầm nhanh nhất thế giới với vận tốc dưới nước lên tới 44,7 hải lý/ giờ.
Khó có thể tìm thấy hình ảnh minh họa nào rõ hơn về sự tài tình của kỹ thuật hải quân Liên Xô như ví dụ về tàu ngầm Dự án 661 lớp Anchar được hạ thủy từ năm 1968, và vẫn giữ danh hiệu tàu ngầm nhanh nhất thế giới với vận tốc dưới nước lên tới 44,7 hải lý/ giờ.

Như các đô đốc Grigori Bondarenco và Evgheni Volobuev dự tính từ trước, các thuỷ thủ tàu ngầm Liên Xô đã phô diễn kỹ năng vượt qua trước mũi người Mỹ mà không bị nhận ra. Điều này có ý nghĩa chiến lược to lớn- trong trường hợp xung đột nhiệt hạch, các thành phố của Mỹ sẽ thực sự trở nên không được bảo vệ khỏi các đòn đánh tên lửa từ tàu ngầm Liên Xô.

Theo lời Đô đốc Vladimir Chernavin- năm 1987 là chỉ huy trưởng hạm đội hải quân - thành tích của “trận chiến nhỏ giành Đại Tây Dương” này đã khôi phục thể diện quốc tế của hạm đội nước nhà. Ngoài ra nó đã tác động tích cực đến trạng thái tâm lý mà các thuỷ thủ tàu ngầm Nga đã trải qua vì cái chết của tàu ngầm chiến lược K-219 năm 1986. Đồng thời người Nga cũng tìm hiểu được tình hình qua lại ở các vùng này của Đại Tây Dương mà trước đó chúng vẫn còn là các “khoảng trắng” trên các bản đồ của Liên Xô về hoạt động của đối thủ.

Bí mật của “Atrina”

Tàu ngầm Liên Xô đạt tới nước Mỹ, trước hết nhờ từ bỏ những hành trình quen thuộc qua Bắc Đại Tây Dương, nơi từ lâu chúng đã bị phát hiện và theo dõi bởi các tàu chống ngầm của NATO.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc sử dụng các phần phụ thuỷ âm “Ritsa”- được đưa vào sử dụng trong hải quân Liên Xô năm 1986- đóng vai trò to lớn. Các thuật toán mới phân tích phổ âm học của tàu ngầm đã bắt đầu hoạt đông trong thiết bị.

“Ritsa” cho phép kiểm soát khoảng cách giới hạn giữa các tàu ngầm trong màn khói. Bằng cách đó tất cả 5 tàu tham gia chiến dịch “Atrina” đã có thể tạo thành “chiếc lược” để chải Đại Tây Dương với chiều dài 500 hải lý. Điều chủ yếu là các tàu chống ngầm Mỹ, không tin vào khoảng cách như vậy giữa các tàu ngầm Nga, đã tìm kiếm không có kết quả theo sơ đồ cũ” - cựu thuỷ thủ tàu ngầm, nhà văn - hoạ sĩ vẽ tranh châm biếm Nicolai Chercashin đã viết.

Tuy nhiên, chiến dịch “Atrina” diễn ra không hoàn toàn trôi chảy, khi trên hành trình trở về, một taù ngầm Nga đã bị phát hiện. Theo giả thuyết sự kiện từ phía Mỹ, trước đó họ có hình dung việc người Nga đang ở đâu, dù để làm việc này buộc phải triển khai nhóm phương tiện theo dõi hùng hậu. Dù bị theo dõi, cả 5 tàu ngầm Liên Xô trong tháng 5/1987 đã an toàn trở về căn cứ Zapadnaia Litsa ở Murmansk. Cho đến khi Liên Xô sụp đổ không có thêm chiến dịch tương tự nào nữa.