|
Quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung được xem là đã trở nên băng giá.
|
Ông Tập cũng nhiều lần gọi ông Trump là bạn. Hồi tháng 6, khi tới thăm Nga ông cũng nói Donald Trump là một người bạn và bày tỏ tin tưởng ông Trump không muốn đoạn tuyệt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc.
Thực ra, quan hệ giữa hai người đã có dấu hiệu xấu đi từ trước đó. Theo trang mạng Politico ngày 15/7, hôm đó ông Trump nói trong một hoạt động tại Nhà Trắng: “Trước đây tôi gọi ông Tập Cận Bình là người bạn tốt, hiện nay có thể không thân cận được như thế nữa”, “tôi cần phải gánh vác trách nhiệm quốc gia”, “ông ta vì Trung Quốc, còn tôi vì nước Mỹ, đó là con đường mà chúng tôi cần đi”; nhưng hồi đầu tháng 8, khi nhắc đến Tập Cận Bình trên Twitter, ông Trump vẫn viết “Chủ tịch Tập, bạn của tôi”.
Kênh tin tức kinh tế tài chính CNBC cho rằng, thoạt nhìn, đoạn tweet của ông Trump không phải tấn công Tập Cận Bình, mà nhằm chỉ trích vị chủ tịch của FED mà ông tự bổ nhiệm, nhưng đây vẫn là một dấu hiệu xấu cho các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Điều này cũng cho thấy mối quan hệ cá nhân giữa Donald Trump và Tập Cận Bình đã giảm xuống mức đóng băng. Với sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, mối quan hệ Donald Trump – Tập Cận Bình cũng đang đối mặt với những thách thức.
|
Bản tweet của ông Donald Trump lần đầu tiên gọi ông Tập Cận Bình là "kẻ thù"
|
Tờ Washington Post đưa tin, mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang gia tăng, ông Trump vẫn cố gắng duy trì tình bạn với Tập Cận Bình. Ông Trump thậm chí không chỉ trích cách ông Tập Cận Bình xử lý các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, trong khi Bắc Kinh luôn cáo buộc Washington can thiệp vào tình hình Hồng Kông.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến ông Trump gọi ông Tập Cận Bình là kẻ thù?
Có ý kiến cho rằng, nền kinh tế Mỹ hiện tăng trưởng chậm chạp. Với sự tiến triển chậm trễ trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, ông Trump đã hết kiên nhẫn và không còn giả vờ thân thiện với Trung Quốc. Ông bắt đầu nói những lời cứng rắn khó nghe hơn bao giờ hết. Ngay cả những người luôn ủng hộ cuộc thách đấu của ông với Bắc Kinh, cũng đều cho rằng lời lẽ của ông có thể là dấu hiệu của sự tan vỡ hơn mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc trong tương lai.
Ngoài thông báo tăng thuế đối với Bắc Kinh, ngày 23/8 ông Trump đã công bố biện pháp đối phó trên Twitter áp thuế đối với 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, từ 25% hiện tại lên 30% kể từ ngày 1/10. Còn từ ngày 1 tháng 9, mức thuế đối với 300 tỷ đô la Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc bán sang Mỹ sẽ được tăng từ 10% lên 15%. Ông Trump còn ra lệnh cho các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc đại lục và mạnh mẽ buông lời “Mỹ sẽ tốt hơn nếu không có Trung Quốc”.
|
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo lạnh lẽo đi.
|
Nhà văn và nhà phê bình người Mỹ gốc Hoa Chương Gia Đồn (Zhang Jiadun) nói, đây là một sự thay đổi đáng kinh ngạc trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Cách nói này này trái với chính sách và bình luận của ông Trump cách đây vài tuần. “Chúng ta thấy rằng, một lần nữa chính sách (của ông Trump) chuyển sang phá vỡ với Trung Quốc”.
Ông Cát Lai Nghi (Ge Laiyi), một cố vấn cao cấp về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) cho rằng, phát ngôn của ông Trump sẽ khiến Trung Quốc Đại lục kinh ngạc; bởi vì ông “đã chỉ ra sự thật rằng Trung Quốc có thể là kẻ thù”./.