Vì sao Nokia vốn đã bị "khai tử" lại trở thành đối thủ mạnh nhất thế giới của Huawei?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong cuộc đua đấu thầu xây dựng mạng 5G, Huawei phải đối mặt với hãng điện thoại một thời của Phần Lan. 
Nokia và Huawei trong cuộc chạy đua 5G. Ảnh: Gagadget
Nokia và Huawei trong cuộc chạy đua 5G. Ảnh: Gagadget

Ngày 2/9/2013, Nokia thông báo rằng họ sẽ "bán" mảng kinh doanh điện thoại di động của mình cho Microsoft với mức giá 7,3 tỉ USD, chỉ bằng 1/6 giá trị thị trường cao nhất ban đầu là 115,1 tỉ USD.

Sau khi bán mảng kinh doanh điện thoại di động, đế chế điện thoại di động Nokia sụp đổ. Nhưng giờ đây Nokia bỗng chốc trở thành gã khổng lồ truyền thông lớn thứ hai thế giới và là đối thủ mạnh nhất của Huawei. Nokia đã âm thầm làm gì trong những năm gần đây?

Nokia 3310 được xem là một trong những biểu tượng của Nokia
Nokia 3310 được xem là một trong những biểu tượng của Nokia

Thời đại 3G, màn hình cảm ứng thông minh, hệ điều hành iOS của Apple, Android của Google lần lượt ra đời, lúc này Nokia vẫn đang miệt mài phát triển hệ điều hành Symbian của riêng mình, nhưng bánh xe vận mệnh đã xoay chuyển.

Với sự ra đời của kỷ nguyên 4G, Android và iOS nhanh chóng vượt qua Symbian, Nokia mất ngôi vương. Năm 2013, giá trị thị trường của Nokia giảm hơn 90%, và thị phần điện thoại di động giảm xuống ít hơn hơn 4%. Nokia hoàn toàn bị đánh bại và chỉ có thể đóng gói và bán mảng kinh doanh điện thoại di động.

Nokia có thể làm gì khác sau khi thua lỗ mảng kinh doanh điện thoại di động, vốn chiếm gần 90% tổng doanh thu của hãng?

Năm 2013 và 2015, Nokia liên tiếp mua lại hai gã khổng lồ truyền thông là Nokia Siemens Networks và Alcatel-Lucent với giá rẻ.

Nokia tái khởi động và bắt đầu xây dựng bản đồ kinh doanh truyền thông, từng bước tăng thị phần từ 8% lên 30%, trở thành nhà cung cấp dịch vụ truyền thông lớn thứ hai thế giới, và sở hữu phòng thí nghiệm nổi tiếng tạo nên những đóng góp to lớn cho ngành kinh doanh truyền thông của thế giới - Bell Labs.

Cùng với việc mua lại đơn vị kinh doanh không dây của Motorola vào năm 2010, Nokia tại thời điểm này là một "tập đoàn truyền thông bất khả chiến bại" bao gồm Motorola, Alcatel-Lucent, Bell Labs, Siemens và Nokia.

Chỉ trong 4 năm sau, giá trị thị trường của Nokia đã tăng gấp hơn 20. Năm 2017, Nokia trở lại Fortune 500 với doanh thu hàng năm 26 tỉ USD và trở thành nhà sản xuất thiết bị truyền thông lớn thứ hai thế giới.

Năm 2018, Nokia đã thông báo quyền sử dụng các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ 5G là 3 EUR (khoảng 3,48 USD) cho mỗi thiết bị. Dựa trên tổng lượng ước tính khoảng 1,486 tỉ điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào năm ngoái, Nokia sẽ bỏ túi gần 4,5 tỉ EUR doanh thu mỗi năm trong tương lai.

Tính đến tháng 4/2019, các tuyên bố về bằng sáng chế tiêu chuẩn 5G của Nokia đã vượt quá 1.471, chiếm 13%, đứng thứ hai trong số các nhà sản xuất truyền thông toàn cầu, chỉ đứng sau 17% của Huawei.

Nokia đang dần có lợi thế ở các cuộc đàm phán 5G do Huawei bị Mỹ cấm vận
Nokia đang dần có lợi thế ở các cuộc đàm phán 5G do Huawei bị Mỹ cấm vận

Trong bối cảnh Mỹ nỗ lực ngăn chặn Huawei, Nokia đã trở thành người chiến thắng lớn nhất. Nokia hưởng lợi từ xu hướng "né tránh Huawei" mà nhiều quốc gia đang dần đi theo nhằm hạn chế vai trò của công ty Trung Quốc trong các khâu triển khai mạng 5G do lo ngại "an ninh quốc gia".

Đồng thời, Nokia vẫn không từ bỏ mảng kinh doanh sản xuất điện thoại di động Thương hiệu "điện thoại di động Nokia" đã trở lại với Nokia một lần nữa.

Năm 2017, điện thoại di động Nokia chạy hệ điều hành Android chính thức được HDM Global phát hành. HDM Global là một công ty được thành lập tại Phần Lan vào giữa tháng 5/2016 bởi các thành viên là cựu nhân viên của Nokia và Microsoft (công ty đã mua lại mảng điện thoại của Nokia trước đây). HMD Global được cấp phép độc quyền sản xuất và bán điện thoại Nokia. Sau thương vụ này, Nokia giữ lại được thương hiệu đã gắn liền suốt bao nhiêu năm với nhiều gia đình và thế hệ.

Kể từ đó, doanh số bán điện thoại phổ thông của Nokia đã đạt 60 triệu chiếc, trở thành nhà sản xuất điện thoại phổ thông lớn thứ hai thế giới chỉ trong một năm. Điện thoại thông minh của Nokia đang có một khởi đầu tốt, với khoảng 8 triệu chiếc được bán ra trong một năm. Năm 2018, doanh số bán điện thoại di động của Nokia tăng 782%, thị phần đứng thứ 9 thế giới.

Nokia đang nắm bắt xu hướng của kỷ nguyên 5G và chuẩn bị trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây. Dựa vào công nghệ truyền thông di động để trỗi dậy trở lại, huyền thoại một thời Nokia, tưởng sụp đổ hoàn toàn, giờ đã trở thành đối thủ mạnh nhất của Huawei.

Theo Zhihu