(tiếp theo kỳ trước)
Mặc cho Mỹ, châu Âu và các kênh truyền thông chính tập hợp lại để công kích và "ác quỷ hóa" chính sách của ông, tổng thống Nga Vladimir Putin hiện tại đã có thể nói: "Veni, Vidi, Vici" - Tôi đã đến, tôi đã chứng kiến và tôi đã chiến thắng.
Mỹ tính toán tới năm 2020 Nga sẽ có nền kinh tế và quân sự mạnh mẽ để không thể bị cô lập hay làm suy yếu. Vì thế, Mỹ cố gắng nhất có thể để bao vây và "cắt chân" Nga trước và khóa những vùng biển liên quan tới thương mại của Nga và đồng minh Trung Quốc.
Cuộc tấn công mới nhất của Mỹ núp sau lưng châu Âu vào năm 2014 là thu hút Ukraine vào trong quỹ đạo của châu Âu và dừng nguồn cung cấp khí của Nga vào châu Âu - một nguồn tài nguyên sống còn với kinh tế Nga. Điều này thúc đẩy chú gấu Nga thức giấc và quyết định để hành động và phản ứng phù hợp.
Mỹ tiếp tục tài trợ cho các nhóm đối lập tại Syria.
Hơn nữa, vào năm 2015, Mỹ đưa ra thỏa thuận hạt nhân với Iran, đặt rất nhiều áp lực lên châu Âu để đẩy nhanh quá trình tán thành và phê chuẩn thỏa thuận này - với nỗ lực để chia rẽ Iran và Nga. Nhưng, lãnh tụ Iran Syyed Ali Khaminei đã cứng rắn tuyên bố: "Sẽ không có những cuộc đàm phán liên quan tới bất cứ vấn đề nào khác ngoài hạt nhân. Chúng tôi không và sẽ không bao giờ tin người Mỹ".
Mỹ trông có vẻ như là một nước rộng lượng đã giúp Iran mở lại cánh cửa ra thế giới mà không phải trả bất cứ giá nào cho Washington. Đó là lý do vì sao ông Donald Trump đang tìm cách để hủy bỏ nó, một thỏa thuận mà ông thấy là về tài chính và chính trị chỉ làm lợi cho châu Âu mà không phải Mỹ. Iran cũng đã sẵn sàng trở thành một đối tác của châu Âu nhưng không chấp thuận sự thống trị của Mỹ.
Tổng thống Trump cũng đang uy hiếp châu Âu bằng cách đe dọa sẽ tăng thuế trên các sản phẩm của họ nếu "lục địa già" không đi theo các chính sách của Mỹ. Ông yêu cầu các nước châu Âu quyết định: hoặc họ muốn làm ăn với Iran hơn hoặc với Mỹ.
Ông Trump không hiểu tới thời điểm này dù có hay không thỏa thuận hạt nhân, Iran cũng đã hướng tới một mối quan hệ đối tác rộng hơn với Nga và Trung Quốc. Bắc Kinh cần một nguồn cung cấp năng lượng tin cậy và một lối ra các đại dương cùng một cửa sổ hướng ra thị trường Địa Trung Hải. Iran có thể cung cấp điều đó và hưởng mối lợi to lớn từ kinh tế Trung Quốc, thị trường và sự ủng hộ của họ.
Mới đây tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ sớm rút quân khỏi Syria nhưng với lời nói mang tính "tiêu chuẩn kép" huyền thoại của ông, rất có thể điều này sẽ không xảy ra.
Iran không chỉ chấp nhận món quà từ tổng thống Obama, họ còn quyết định sẽ đối mặt với Mỹ trên chiến trường với những đội quân ủy nhiệm của Mỹ tại Syria và kế hoạch của Mỹ gây bất ổn vùng Cận Đông. Bằng cách đưa lực lượng đặc nhiệm và dựa vào các đồng minh (Hezbollah, các nhóm quân Iraq...), Iran và Nga đã tiêu diệt IS và al-Qaeda trong rất nhiều trận chiến tại Syria, Iraq và Lebanon.
Mỹ đã mất từng thành phố một tại Syria mặc cho những nỗ lực vô vọng tại Liên Hợp Quốc và mặc cho họ đã vũ trang cho các tay Hồi giáo cực đoan. Mỹ đã yêu cầu châu Âu mở cửa cho phép những người có tư tưởng cực đoan tiến thêm một bước nữa trở thành những tay súng thánh chiến Hồi giáo cực đoan và đi vào hành động. Trong nhiều năm, Mỹ cũng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới để cho phép những tay Hồi giáo cực đoan tương lai và những cựu binh al-Qaeda di chuyển theo từng làn sóng tới Syria để gây mất ổn định cho chính phủ nước này.
Không chỉ vậy, Mỹ đưa CIA tới huấn luyện những tay súng thánh chiến tại Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời yêu cầu Ả rập Xê-út và Qatar trả hàng tỷ USD để xúc tiến sự thành công của "Một Trung Đông Thánh Chiến Mới". Cuối cùng, Mỹ đang thao túng những kênh truyền thông chủ đạo. Và lần đầu tiên trong lịch sử, người ta chứng kiến một sự thao túng toàn diện về truyền thông tại một đất nước dân chủ. Thông tin mất đi sự tin cậy, "mắt nhắm mắt mở" và tin tức giả - không chỉ về vấn đề Syria.
Tướng Joseph Votel chỉ huy Bộ Tư lệnh trung tâm của Mỹ đã thừa nhận trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ rằng Mỹ ở lại Syria không phải để đối phó với các vấn đề Iran, Assad hay Nga.
Moscow, Damascus và Tehran đã bác bỏ rất nhiều "lằn ranh đỏ" do Mỹ đặt ra tại Syria (ở đường biên giới al-Tanf giữa Syria và Iraq, quân Mỹ đã đặt ra một khoảng cách an toàn là 80km. Iran đã giữ khoảng cách nhưng bao vây quân Mỹ ở phía bắc, tây và nam). Thực tế, cuộc chiến Syria đã tiến xa khỏi cuộc nội chiến nhưng việc chuyển thành cuộc chiến toàn cầu giữa 2 trục: chỉ có một bên có thể chiến thắng.
Nga đã tiến lên và ký kết thỏa thuận với chính phủ Syria để khai thác nguồn dầu khí của đất nước này. Tại Syria, nguồn năng lược được dự đoán có: 63% trên đất liền, 37% tại Địa Trung Hải ở 14 lô đối diện Tartus và Lattakia với sản lượng dầu được dự tính vượt cả sản lượng của Kuwait. Trên đất liền, nguồn năng lượng của Syria phân bổ: 47% tại thảo nguyên al-Badiya, 2% tại Aleppo, 12% tại Deir Ezzor, 2% trên cao nguyên Golan. Syria có thể sánh với Iraq hay ngay cả Iran với toàn bộ sản lượng dầu khí một khi chiến tranh kết thúc.
Giới quyền uy của Mỹ thấy thật khó có thể chịu đựng khi nhìn nguồn tài nguyên to lớn trong tay của chính phủ Syria, một đồng minh của Nga và Iran từ chối sự thống trị và kiểm soát của nước Mỹ.
Thực tế vào năm 2006, cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã nói: "Đây là thời điểm cho một Trung Đông mới... Chúng ta sẽ thắng, họ sẽ thua". Đó là thời điểm Israel tấn công Lebanon và nước này đã phục tùng sự kiểm soát và thống trị của Mỹ. Nhưng Israel đã thất bại khi người Lebanon đã đứng lên chống lại nỗ lực xâm lược đất nước của họ lần thứ 3 và "trục kháng cự" đã thắng thế. Điều này đẩy Mỹ phải thực hiện chiến thuật khác (được gọi là "chiến tranh mềm"), dựa vào các đội quân ủy nhiệm và quân bản xứ ở Trung Đông hơn là đẩy quân chính quy của mình vào những thất bại trầm trọng như tại Afghanistan và Iraq.
Libya đổ nát và xung đột liên miên sau "Mùa Xuân Ả rập".
Rõ ràng khả năng quân sự của Washington có thể xâm lược bất cứ nước nào tại Trung Đông nhưng họ không thể giữ quân tại đó trong thời gian dài. Vì thế, cần thiết cho Mỹ để sử dụng một kỹ thuật tinh vi gọi là "thép lạnh" hơn là sử dụng vũ khí. Họ đẩy mạnh khẩu hiệu "dân chủ" hay "tự do biểu lộ chính kiến" hoặc "tự do tôn giáo" hay cả việc "cho phép giới trẻ biểu lộ sự quan ngại về nhân quyền".
Tất cả những khẩu hiệu giả này - không đếm xỉa đến danh nghĩa chính đáng của nó - được đưa thẳng tới tất cả những nước không muốn chấp nhận chính sách và sự kiểm soát của Mỹ. Đó là nơi "Mùa Xuân Ả rập" đã đánh vào Trung Đông với sự hỗ trợ của Mỹ và nguồn tài chính CIA đổ vào "những trường học cách mạng và những người theo chủ nghĩa tích cực".
Những cuộc cách mạng là một hiện tượng sử dụng một khẩu hiệu với các màu khác nhau và được gọi chung là "Những cuộc cách mạng màu": tại Georgia (Hồng), Ukraine (Cam), Iraq (Tía), Kyrgyzstan (Tulip), Lebanon (Tuyết tùng), Belarus (Jeans - màu xanh của vải Jeans), Iran (Xanh), Ai Cập (Hoa Sen)... Tại Trung Đông, Mỹ kêu gọi Google giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng truyền thông mạng xã hội và đầu tư 30 triệu USD để ủng hộ những người Hồi giáo trẻ tuổi qua internet và mời các nhà hoạt động xã hội tới để nổi dậy trong từng nước tương ứng. Vào tháng 6.2011, một quan chức cao cấp Mỹ đã mô tả internet là "Che Guevara của thế kỷ 21 trong cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả rập".
Chính sách ngoại giao của Mỹ không thay đổi qua 3 đời tổng thống George W. Bush, Barack Obama và hiện tại là Donald Trump.
Tổng thống George W. Bush, Barack Obama và hiện tại là Donald Trump, tất cả đều theo cùng một chính sách với các chiến thuật khác nhau mở ra một con đường cho những thay đổi tại Trung Đông bằng cách lật đổ các nhà lãnh đạo cứng đầu thay thế họ bằng những tay thánh chiến hoặc với những nhà lãnh đạo khác.
Thế giới đã thấy nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" phát triển tại Iraq, di chuyển tới Syria, chứng kiến IS chiếm đóng Iraq, cho phép các tay thánh chiến di chuyển tới Trung Đông, mở cửa tất cả các nhà tù ở Ả rập Xê-út để chuyển các tù nhân Hồi giáo cực đoan tới Syria. Trong cả một năm với "70 nước trong liên minh chống IS" tại Syria, IS thực tế đã mở rộng và phát triển nguồn của cải bằng cách bán dầu. Tất cả những điều đó là nhằm ngăn chặn Iran và Nga, tạo ra nhà nước thất bại (như tại Libya) và tạo ra một hiện trạng để mặc người Hồi giáo tự nồi da xáo thịt.
Nhưng Moscow và Tehran biết cần phải ngăn chặn những nhóm thánh chiến tại vùng Cận Đông trước khi chúng có cơ hội trở về đất nước của mình. Tất nhiên, cựu tổng thống Nga Medvedev đã mắc sai lầm vào năm 2010 khi để cho Libya sụp đổ cùng với sự gián đoạn của một nguồn năng lượng quan trọng. Mỹ và châu Âu cũng rất e ngại sự hiện diện của Hồi giáo cực đoan tại Banghazi nhưng làm lơ và đã hỗ trợ chúng và cho phép tiêu diệt quân đội Libya ngay từ đầu "cuộc cách mạng".
Lebanon trước Libya đã muốn tránh khỏi quỹ đạo của Mỹ và Nga năm 2006 vì không đủ lực nên đã không sẵn sàng để thay đổi cuộc chiến Lebanon - Israel. Libya cùng là sai lầm của Nga tại Liên Hợp Quốc và Nga tin rằng không thể làm gì để dừng tiến trình đang diễn ra. Nhưng Syria sẽ không là một Libya khác và Nga và các đồng minh đã nhất trí để chấm dứt một lần và mãi mãi sự thống trị đơn cực của Mỹ ở cửa ngõ vùng Cận Đông.
(còn nữa)