Cụ thể, trong công văn, VAFI cho rằng các DNNN do BTC trực tiếp quản lý như Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX), Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) “không hề công bố 1 thông tin nào theo quy định tại Nghị định 81 & 87” trên trang thông tin điện tử và đây là “sai phạm nghiêm trọng”.
Bên cạnh đó, VAFI đặt vấn đề vai trò quản lý nhà nước của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) ở đâu trong khi, đơn vị này đang thay mặt Bộ Tài chính quản lý vốn và tài sản nhà nước tại 3 DN trên, đồng thời có chức năng quản lý chế độ công khai minh bạch đối với các thành viên tham gia thị trường chứng khoán.
Trao đổi với phóng viên VietTimes, ông Hải khẳng định sẽ tiếp tục gửi công văn phản ánh những mặt tồn tại trong công tác quản lý thị trường chứng khoán, sau đó VAFI sẽ đưa ra nhiều giải pháp kiến nghị với Chính phủ, BTC để hoạt động của HNX, HOSE, VSD thật sự độc lập, chuyên nghiệp và hiệu quả ngang bằng với các nước trong khu vực.
Cụ thể, có thể kể đến phương án cổ phần hóa các DN này để tăng cường giám sát chéo, hoặc thuê nhân sự nước ngoài có chất lượng để quản lý và điều hành...
Được biết, Nghị định số 81/2015/NĐ-CP về “Công bố thông tin của Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)” có hiệu lực thi hành ngày 05/11/2015.
Và Nghị định số 87/2015/NĐ-CP về “Giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào Doanh nghiệp; Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp có vốn Nhà nước” có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2015 và áp dụng cho năm tài chính 2016 trở đi.
Trước những thông tin cho rằng việc gửi công văn tới BTC xuất phát từ cá nhân ông Hải chứ không phải đại diện cho VAFI, vị Phó Chủ tịch Hiệp hội này cho biết, theo quy chế, ông hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội, phụ trách chung về TTCK.
Trước đó, ông đã nhiều lần gửi các văn bản phản biện, góp ý các dự thảo luật liên quan đến thị trường.
Ông khẳng định, việc gửi văn bản đến BTC đã được ông "trao đổi với các anh trong BCH " và cá nhân ông sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung được đề cập trong 2 công văn nói trên.
Ngoài ra, cũng trong công văn số 893, VAFI phản ánh TTCK Việt Nam có nhiều hàng giả, hàng nhái thậm chí có cả tỷ phú giả.
Trước những thông tin cho rằng việc gửi công văn tới BTC xuất phát từ cá nhân ông Hải chứ không phải đại diện cho VAFI, vị Phó Chủ tịch Hiệp hội này cho biết, theo quy chế, ông hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội, phụ trách chung về TTCK. Trước đó, ông đã nhiều lần gửi các văn bản phản biện, góp ý các dự thảo luật liên quan đến thị trường.
Ông khẳng định, việc gửi văn bản đến BTC đã được ông "trao đổi với các anh trong BCH " và cá nhân ông sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung được đề cập trong 2 công văn nói trên.
Đâu là giải pháp?
Nói về giải pháp ngăn chặn những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai, ông Hải thông tin, trong một hội thảo cách đây 10 năm, ông đã từng đề xuất với lãnh đạo BTC nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giám sát tài khoản của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến người nội bộ. Cụ thể, những tài khoản của những người này sẽ được "tạm khóa", khi có công văn công bố thông tin, những tài khoản này mới được phép thực hiện những giao dịch khớp lệnh trên thị trường.
Tuy nhiên, ông Hải cho biết, 10 năm nay các cơ quan quản lý "không có động tĩnh gì". Có rất nhiều trường hợp tương tự trường hợp của ông Quyết xảy ra trên thị trường, nhưng chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe nên việc tái phạm còn rất nhiều. "Nếu cơ quan giám sát của UBCK tính toán và yêu cầu bồi hoàn những khoản thu lợi bất chính đó, tôi tin việc tương tự như vậy sẽ ít xảy ra hơn"- vị Phó Chủ tịch VAFI nói.
Bên cạnh đó, ông khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi vụ này đến cùng. “Nếu thanh tra Ủy ban CKNN không xử lý thỏa đáng, tôi sẽ tiếp tục gửi công văn” – ông Hải cho biết.
Hiệp hội các nhàđầu tư tài chính Việt Nam – VAFI hiện đang có hơn 800 thành viên, trong đó có 63 thành viên là các tổ chức. VAFI hoạt động với tôn chỉ mục đích là tổ chức tự nguyện của các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính và những lĩnh vực có liên quan đến thị trường tài chính Việt Nam.
Hiệp hội là tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp hoạt động phi vụ lợi. Đại diện cho các nhà đầu tư tài chính Việt Nam. Tập hợp, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và là diễn đàn trao đổi thông tin, cung cấp các dịch vụ cho hội viên một cách bình đẳng. Xúc tiến phát triển thị trường tài chính Việt Nam lành mạnh, hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.