|
Tỷ phú Jeff Bezos đã trở thành người giàu nhất thế giới kể từ năm 2017, sau khi giá trị tài sản ròng của ông tăng vọt lên 160 tỷ USD. Ảnh: CNBC |
CEO Amazon, Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới, vừa mất cả gia tài chỉ trong một buổi tối. Amazon vừa báo cáo thu nhập quý ba thấp hơn dự kiến khiến các nhà đầu tư thất vọng. Giá cổ phiếu của Amazon đã sụt giảm tới 9% trong các giao dịch ngoài giờ đêm 24/10, chỉ còn 1.662 USD/cp.
Tỷ phú Bezos sở hữu 57.610.359 cổ phiếu của Amazon, theo hồ sơ gần đây nhất của SEC, điều đó cũng có nghĩa là ông đã mất gần 6,9 tỷ USD, khiến tài sản ròng của ông chỉ còn 103,9 tỷ USD.
Nếu tình trạng này tiếp diễn trong phiên giao dịch chính trong ngày hôm nay (25/10), thì ông Bezos sẽ mất ngôi vị số 1 trong bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới vào tay cựu Chủ tịch Microsoft Bill Gates.
|
Tỷ phủ Bill Gates, cựu Chủ tịch Microsoft. Ảnh: CNBC
|
Tỷ phú Jeff Bezos đã trở thành người giàu nhất thế giới kể từ năm 2017, sau khi giá trị tài sản ròng của ông tăng vọt lên 160 tỷ USD chấm dứt 24 năm đứng đầu bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới của cựu Chủ tịch Microsoft Bill Gates.
Ngoài báo cáo doanh thu quý 3 gây thất vọng của Amazon, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến sự biến động lớn trong khối tài sản của Jeff Bezos là “vụ ly hôn thế kỷ” giữa ông và vợ cũ MacKenzie Bezos. Theo thỏa thuận ly hôn, tỷ phú Jeff Bezos đã chuyển 25% cổ phần của mình tại Amazon cho bà MacKenzie với trị giá lên đến 36 tỷ USD, khiến bà trở thành một trong 20 người giàu nhất thế giới.
|
Tỷ phú Jeff Bezos và vợ cũ. Ảnh: Business Insider
|
Các con số này sẽ dao động bởi đây không phải là tất cả tài sản của họ. Bezos cũng sở hữu tờ The Washington Post [là nhật báo lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ đồng thời cũng là tờ báo nổi tiếng trên toàn thế giới], công ty hàng không vũ trụ Blue Origin cùng nhiều bất động sản khác.
Tỷ phủ Bill Gates có thể đã giữ vững ngôi vị này nếu ông không cho đi khoảng một phần tư giá trị tài sản của mình trong những năm qua để làm tự thiện. Từ sau khi rời khỏi Microsoft vào năm 2014, vị tỷ phú này đã phân chia tất cả và chỉ để lại 1% cổ phần của mình trong công ty, theo tạp chí Forbes. Ông cũng trao hơn 35 tỷ USD cho Quỹ Bill & Melinda Gates do ông và vợ đứng đầu, được thành lập từ năm 1994. Đây cũng là quỹ từ thiện tư nhân lớn nhất trên thế giới.
Microsoft đang là công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới. Theo Forbes, giá cổ phiếu của "gã khổng lồ" công nghệ này tăng tới 38% trong năm nay, đưa giá trị vốn hóa của công ty vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD. Chiến lược tăng cường phát triển điện toán đám mây của công ty cũng được đền đáp, khiến lợi nhuận tăng 21% trong quý này. Nhưng nó vẫn chưa vượt được Amazon Web Services (AWS), nền tảng đám mây được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Theo The Washington Post