Cụ thể, Vietcombank tăng 25 đồng ở cả hai chiều, hiện đang mua bán USD ở mức 22.415-22.495 đồng. Trong khi đó, Vietinbank cũng tăng 25 đồng chiều mua vào, lên 22.420 đồng và tăng 15 đồng chiều bán ra, lên 22.480 đồng.
Tại ngân hàng BIDV, đồng USD đang được niêm yết với giá 22.420 -22.490 đồng, tăng 30 đồng ở cả hai chiều.
Trong khi đó, các ngân hàng ACB, Eximbank và DongABank đang cùng mua bán USD với giá 22.430-22.500 đồng, trong đó, ACB và Eximbank cùng tăng 20 đồng, riêng DongABank tăng tới 40 đồng so với giá niêm yết lúc đầu giờ sáng nay.
Tại Techcombank, tỷ giá đang là 22.400-22.500 đồng, tăng 30 đồng chiều mua vào và tăng 20 đồng chiều bán ra.
Hiện tại, giá mua thấp nhất trên thị trường đang là 22.400 đồng tại Techcombank trong khi ba ngân hàng ACB, Eximbank và DongABank đang có giá mua cao nhất là 22.430 đồng.
Trong khi đó, ACB, Eximbank, Techcombank và DongABank đang chào bán USD với giá cao nhất là 22.500 đồng trong khi Vietinbank đang bán ra giá thấp nhất với 22.480 đồng.
Khảo sát trên thị trường tự do chiều nay, giá USD đang được giao dịch ở mức 22.590-22.600 đồng, cao hơn khoảng 100 đồng so với giá niêm yết tại các ngân hàng.
Thông tin về vàng giả lần đầu xuất hiện ở Việt Nam và gây ra hiệu ứng dư luận mạnh mẽ là vào thời điểm gần cuối năm 2010, khi giá vàng liên tiếp phi mã từ 23 triệu/lượng thẳng tiến đến 29 triệu/lượng.
Mới đây nhất vào ngày 10/11, CQĐT CATP Hạ Long, Quảng Ninh, đã phát hiện manh mối của một đường dây chuyên bán vàng giả, xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc.
Sự việc bắt đầu từ việc có một đối tượng mang vàng nguyên liệu đến giao dịch tại cửa hàng vàng thuộc khu 6, phường Giếng Đáy, TP Hạ Long.
Miếng vàng nguyên liệu có trọng lượng khoảng 3 cây, được chào bán với giá 115 triệu đồng. Do thấy những dấu hiệu bất thường, chủ cửa hàng đã báo với cơ quan công an.
Theo một cán bộ của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ - Công an tỉnh Quảng Ninh, hầu hết vàng “bẩn”, vàng giả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam bằng đường xách tay.
Những loại vàng này đều được sản xuất tại Trung Quốc hoặc Hông Kông sau đó được một số đối tượng người Trung Quốc liên kết với đối tượng người Việt Nam đưa qua biên giới vào sâu trong nội địa để tiêu thụ.
Theo các chuyên gia, cách phổ biến nhất để sản xuất vàng giả là trộn vonfram ở dạng bột với vàng ở trạng thái nóng chảy vì tỷ trọng của vàng và vonfram gần giống nhau (19,6 và 18,3).
Khi nung với nhiệt độ nóng chảy của vàng, vàng sẽ nóng chảy và bao quanh vonfram chưa đủ nhiệt độ nóng chảy tạo thành một lớp vàng bên ngoài, lõi vonfram.
Thông thường, người ta chỉ rút khoảng 20 đến 30% vàng thật cộng với vonfram tạo ra một hỗn hợp vàng óng mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Hỗn hợp vàng độn này có thể vượt qua sự kiểm tra ngặt nghèo của máy đo. Máy thử vàng phát hiện được 17,18 nguyên tố kim loại khác nhau nhưng chưa cài đặt nhận biết vonfram.
Khi thử vàng độn, các chỉ số hiển thị trên máy không ghi nhận tạp chất này nên kết luận là vàng 999 hoặc 9999.
Mới đây trước thông tin về loại vàng giả tinh vi dùng đèn khò đốt cũng khó phân biệt được khiến người dân bất an. Một số người ôm hết số vàng tiết kiệm đi bán, song có nơi cũng từ chối không dám mua bởi chủ tiệm vàng cũng sợ mua phải vàng giả.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Tổng giám đốc Công ty Vàng Agribank, Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh Vàng Việt Nam, cho hay, trên thị trường từng xuất hiện thông tin vàng giả được nhập từ Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan. Sau đó, sự việc đã lắng xuống khi có cơ quan chức năng vào cuộc.
Theo ông Trúc, phương thức làm vàng giả này rất tinh vi và khó phát hiện bởi vonfram được nghiền dưới dạng bột rất mịn và được trộn vào khi vàng nóng chảy...
“Bây giờ, nếu muốn phân biệt các chủ tiệm vàng buộc phải cắt đôi miếng vàng ra, dùng đèn khò đốt thật lâu, nếu như vàng tan mà vẫn còn lớp bột ráp bám trên bề mặt cắt thì nhiều khả năng là vàng đã bị pha trộn kim loại khác.
Để chính xác hơn, người thử có thể dùng phương pháp phân kim song đây thường là cách làm cuối cùng, khi những cách trên chưa chắc chắn”, ông Trúc nói.
Theo Bizlive