Phiên bản thử nghiệm này được áp dụng cho hầu hết các ngôn ngữ ngoại trừ tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Trung. Giải thích về việc giới hạn ngôn ngữ của phiên bản thử nghiệm, bà Aliza Rosen – Giám đốc điều hành của Twitter cho biết sau nhiều cuộc nghiên cứu, Twitter nhận ra rằng có sự thay đổi lớn về ký tự và tính từ dựa các ngôn ngữ khác nhau: Các ngôn ngữ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có thể “chuyển tải gấp đôi số lượng thông tin trong một ký tự” so với các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha hoặc tiếng Pháp. Cụ thể, khoảng 9% tweet bằng tiếng Anh có 140 ký tự, trong khi chỉ 0,4% tweets bằng tiếng Nhật viết đủ giới hạn, và điều đó đã gây ra nỗi thất vọng cho người dùng Twitter bằng tiếng Anh vì đã đạt đến giới hạn từ trong khi người dùng Twitter bằng tiếng Nhật thì có thể thêm vài dòng nữa.
Sự thay đổi này của Twitter đã khiến nhiều người dùng vui mừng trong đó có chính trị gia nổi tiếng như Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Và cũng trong tuyên bố được phát sóng trên kênh NBC trong chương trình tin tức và trò chuyện buổi sáng của Mỹ “Today Show”, giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey nhấn mạnh thêm rằng đây không chỉ là một sự thay đổi nhỏ mà có thể nói đây là một bước tiến lớn của mạng xã hội này. Với việc tăng giới hạn từ, ông Dorsey mong muốn người dùng Twitter sẽ có thể tự do ghi lại cảm xúc của bản thân mà không bị giới hạn về từ ngữ như trước, tuy nhiên nó vẫn ngắn gọn súc tích.
Nhưng việc tăng độ dài ký tự cho các tweet của Twitter cũng vấp phải nhiều sự phản đối từ nội bộ công ty giữa một bên là các nhóm muốn giữ nguyên ký tự với các nhóm marketing đang cố tìm cách thu hút người dùng thường xuyên hơn.
Theo số liệu quý II năm 2017, Twitter cho biết cho biết số người sử dụng mạng xã hội này hàng tháng không thay đổi ở mức 328 triệu người so với 3 tháng đầu năm và chỉ tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số khá khiêm tốn so với hơn 2 tỷ người dùng Facebook và 800 triệu tài khoản Instagram.
Điều này đã khiến Twitter gặp không ít lời chỉ trích vì không thể thu hút thêm người dùng. Nó cũng khiến các nhà đầu tư Twitter quan ngại vì khi số lượng người dùng giảm cũng đồng nghĩa với thu nhập của các nhân viên trong công ty cũng sẽ giảm xuống.
Có lẽ đã nhìn thấy những tác hại trước mắt nên từ năm 2016, Twitter đang tìm cách thu hút người dùng bằng cách tạo ra thêm nhiều video bao gồm cả ứng dụng truyền hình trực tiếp (live stream) các sự kiện thể thao.