|
Hình minh họa |
Để trở nên khác biệt, một chiếc điện thoại hiện đại, đặc biệt là một chiếc máy flagship, cần phải có một màn hình ấn tượng, một vi xử lý có thể giải quyết một số game tương đối cao, một camera có thể chụp ảnh tương đương với máy ảnh du lịch xịn nhất.
Thực tế là ngày càng khó, ngày cả với Apple, để có một nguồn cung ứng siêu việt nhằm cung cấp những linh kiện đúng chuẩn, mang lại chất lượng đúng chuẩn. Điều đó đã khiến chi phí sản xuất điện thoại tăng cao. Theo IHS-Markit, iPhone 6s có chi phí sản xuất là 188 USD, thì iPhone 7 bản 32GB đã có chi phí là 220 USD. Chi phí sản xuất iPhone X dự kiến là 387 USD.
Chi phí sản xuất của Samsung cũng đang tăng lên – 307 USD đối với Galaxy S8 so với mức 264 USD với S7 – và đối với các nhà sản xuất điện thoại rẻ hơn, như Huawei, Lenovo và các hãng Trung Quốc khác, cũng thế. Mặc dù lợi nhuận thu được trên mỗi sản phẩm ít hơn, song họ vẫn không thể tụt hậu quá xa về mặt các tính năng của máy. Nhưng trong khi giá bán trung bình của điện thoại Apple và Samsung đã tăng mạnh trong vài năm qua, nhà sản xuất thiết bị giá rẻ, có ít lợi nhuận hơn, cũng đã tăng giá một cách đáng kể.
Điện thoại tầm trung ngày càng đắt
Mức giá trung bình của điện thoại Trung Quốc:
Tuy nhiên, Apple không chỉ giữ cho tỷ suất lợi nhuận lớn và ổn định. Nếu Apple kiếm được 550 USD trên mỗi chiếc iPhone 7 bán ra (chỉ tính chi phí sản xuất, chưa tính các chi phí khác), thì với mức giá 1.000 USD, Apple sẽ có 613 USD. Có phải Apple ngày càng tham hơn?
Theo Bloomberg, đây là một môi trường rất khó để … tham. Apple biết nền tảng của hãng đang ngày càng già cũ hơn; theo một ước tính, vào giữa năm 2018, 35% iPhone đang hoạt động có tuổi đời ít nhất 2 năm. Có 2 lý do mọi người không nâng cấp lên mẫu mới nhanh như trước: các nhà mạng tại Mỹ và châu Âu đã ngừng trợ giá máy; và sự thay đổi hàng năm của smartphone đã không còn tạo nhiều khác biệt. Một chiếc điện thoại năm 2015 có thể làm gần như mọi thứ giống với chiếc điện thoại năm 2017. Các sếp Apple hiểu rằng họ đang cá cước với mức giá hơn 1.000 USD. Mọi người sẽ ngần ngại bỏ tiền, dù nó cải tiến đến đâu – dù màn hình toàn cạnh, dù trang bị công nghệ nhận diện khuôn mặt như Microsoft Surface và sạc không dây như Samsung.
Quyết định tiếp thị ra thị trường một thiết bị siêu đặt có thể là điều cần thiết. Apple cần tiếp tục tăng trưởng để duy trì giá trị. iPhone vẫn là "con bò sữa" của Apple, mang đến 2/3 doanh thu cho Apple. Tăng giá là cách duy nhất để tăng doanh thu trong một thị trường tương đối bão hòa. Đó cũng là công thức chung với Samsung.
Quá nhiều sự cạnh tranh
Thị phần các hãng điện thoại hàng đầu tính theo giá trị
Apple đang cố duy trì doanh số bằng cách ra iPhone 8, mẫu iPhone nâng cấp như thông thường, và mẫu iPhone X 1.000 USD. Chỉ những fan lớn nhất của Apple và muốn thể hiện sự giàu có, mới mua mẫu iPhone kỷ niệm 10 năm.
Ngoài ra, Bloomberg cho rằng sẽ không còn nhiều người nuông chiều tỷ suất lợi nhuận béo bở của Apple khi không còn được trợ giá máy. CEO Tim Cook đã cố hết sức để duy trì tăng trưởng cho Apple bằng cách mở rộng các mẫu sản phẩm, thu hút nhiều đối tượng người dùng. Hệ sinh thái dịch vụ của Apple, Cook cũng đã cật lực mở rộng, mang lại cho công ty lợi thế lâu dài với Samsung.
Nhưng mối đe dọa Trung Quốc đối với cả Samsung và Apple đều vẫn còn: với những người dùng ko bỏ tiền mua logo mà bỏ tiền mua điện thoại thực sự, họ sẽ lựa chọn sản phẩm có giá trị. Giá trị đó không phải là màn hình sáng hơn, camera tốt hơn, vi xử lý nhanh hơn một chút hay là khả năng biểu diễn khuôn mặt thành các emoji – một trong những tính năng mới nhất của iPhone X. Cuộc chơi này, dù là với năng lực siêu toàn của Tim Cook, cũng đang ngày càng nhàm chán và khó khăn.