Trung Quốc trả lương gấp đôi để giải quyết tình trạng thiếu nhân tài chip

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Một số sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp trong các môn học khác đang bị lôi kéo vào ngành công nghiệp bán dẫn trong bối cảnh mức lương ban đầu đã tăng gấp đôi.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực phát triển tài năng bán dẫn trong nước trong bối cảnh quốc gia này tìm cách nhanh chóng lấp đầy sự thiếu hụt chất bán dẫn, khi tình hình đã trở nên tồi tệ hơn bởi những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Bắc Kinh với công nghệ chip tiên tiến.

Số lượng tuyển sinh cho các khóa học đại học và sau đại học đã tăng lên trong 5 năm qua nhờ quỹ hỗ trợ mới từ chính phủ dành cho các trường đại học hàng đầu, cũng như sự bùng nổ của các trường tư thục nhỏ hơn tập trung đào tạo ngắn hạn.

Một số sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp trong các môn học khác đang bị lôi kéo vào ngành công nghiệp bán dẫn trong bối cảnh mức lương ban đầu đã tăng gấp đôi.

"Triển vọng của ngành công nghiệp chip rất hứa hẹn, trong khi việc làm cho các kỹ sư phần mềm từ các trường bình thường không còn tốt như trước", Clara Zhao, người đã theo học ngành khoa học vật liệu trước khi kiếm được việc làm trong lĩnh vực chip, cho biết.

Theo thông tin từ Sách Trắng, được đồng xuất bản bởi Trung tâm Phát triển Công nghiệp Thông tin Trung Quốc, Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc (CSIA) và một nhóm thương mại, Trung Quốc đang đối mặt với thiếu hụt lên tới 200.000 công nhân trong ngành sản xuất chip năm nay.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hạn chế xuất khẩu của Mỹ và những nỗ lực của chính phủ Mỹ trong việc kêu gọi Hà Lan và Nhật Bản hạn chế xuất khẩu các loại máy móc, thiết bị sản xuất chip máy tính cho Trung Quốc. Mỹ quan ngại rằng sự tiến bộ của Trung Quốc trong ngành công nghiệp chip sẽ gây áp lực đối với an ninh toàn cầu và đây cũng là mục đích chính của việc kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, nhằm cản trở Bắc Kinh trong việc đẩy mạnh ngành công nghiệp chip và ngăn chặn Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự.

Liu Zhongfan, một thành viên của Viện Khoa học Trung Quốc, cho rằng quốc gia này cần tập trung vào việc đào tạo nhân tài hơn là tìm kiếm giải pháp ngay lập tức để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng.

Hu Yunwang, người sáng lập một công ty tuyển dụng có trụ sở tại Thượng Hải, cho rằng sự mất cân bằng giữa cung và cầu đã đẩy mức lương trung bình hàng năm của một kỹ sư mới bắt đầu trong lĩnh vực chip tăng gấp đôi kể từ năm 2018, từ khoảng 200.000 NDT (khoảng 29.045 USD) lên 400.000 NDT (tương đương hơn 58.090 USD).

Ngay cả những sinh viên tốt nghiệp từ những ngành "hot" tại Trung Quốc cũng đang tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực chip sau một khoảng thời gian đầy thử thách khi tìm kiếm việc làm.

"Mặc dù trước đây, ngành phần mềm là ngành được săn đón nhưng bây giờ, triển vọng của ngành công nghiệp chip rất hứa hẹn", một cựu sinh viên chuyên ngành khoa học vật liệu chia sẻ.

Abner Zheng, một cựu sinh viên của Đại học Thành Đô đang theo học một khóa học về lĩnh vực chip tại một trung tâm chia sẻ: "Nếu tôi không chuyển sang lĩnh vực kỹ thuật chip, có lẽ tôi sẽ phải tìm kiếm việc làm trong ngành sản xuất truyền thống như ô tô hoặc máy móc. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải tận dụng làn sóng việc làm liên quan đến công nghiệp chip đang diễn ra tại Trung Quốc hiện nay".

Sinh viên và các chuyên gia Trung Quốc đánh giá rằng chương trình đào tạo mới về công nghiệp chip trong nước không cung cấp đủ kinh nghiệm thực tiễn như các trường tiên tiến tại Đài Loan và Mỹ. Theo khảo sát của một công ty nghiên cứu tại Trung Quốc, 60% sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật chip ở Trung Quốc không có kinh nghiệm thực tập, vì vậy họ chỉ biết đến lý thuyết mà không có kinh nghiệm thực tiễn.

Sinh viên cũng cho rằng các trường đại học Trung Quốc hiện nay có xu hướng trả tiền cho các giáo sư giảng dạy lý thuyết thay vì tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm thực tế tại phòng thí nghiệm hay nhà máy của các công ty sản xuất chip.

Nhận thấy vấn đề này, một số trung tâm đã ra đời với các chương trình đào tạo về kỹ thuật chip với giá dao động từ 2.905 - 5.810 USD, nhằm cung cấp một lộ trình nhanh chóng và chủ yếu nhắm mục tiêu đến các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành liên quan trực tiếp đến kỹ thuật chip.

Một số trường tư thục đã mọc lên để đưa ra giải pháp ngắn hạn, với các chương trình đào tạo cung cấp một lộ trình nhanh và chủ yếu nhắm tới những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành liên quan trực tiếp đến kỹ thuật chip.

EeeKnow, được thành lập bởi một cựu kỹ sư từ Arm Ltd ở Thượng Hải vào năm 2015, cung cấp các lớp học trực tiếp về các chủ đề như "Xác minh và thiết kế mặt trước của Cortex-M3 MCU trong 60 ngày", có giá từ 2.000 đến 4.000 nhân dân tệ.

Abner Zheng, tốt nghiệp năm 2019 từ một trường đại học ở Thành Đô với bằng khoa học vật liệu, cho biết anh đã đăng ký các khóa học tại EeeKnow sau khi đọc một bài đăng trên blog gợi ý cho các sinh viên theo đuổi chuyên ngành của anh cơ hội trong lĩnh vực chip. Hiện anh làm việc tại một công ty Trung Quốc sản xuất chip xử lý hình ảnh.

“Nếu không chuyển sang lĩnh vực kỹ thuật chip, có lẽ tôi sẽ phải tìm việc làm trong ngành sản xuất truyền thống như ô tô hay máy móc. Tôi cảm thấy như đây là những ngành công nghiệp sắp chết, vì vậy tôi đã quyết định rằng mình nên tận dụng làn sóng lớn đang đến với thị trường chất bán dẫn".

Theo Reuters