Trung Quốc nổi giận vì Ấn Độ triển khai tên lửa BrahMos ở biên giới

VietTimes -- Ấn Độ triển khai các vũ khí trang bị mới như máy bay chiến đấu Su-30MKI, dòng tên lửa Agni, máy bay do thám không người lái ở khu vực đông bắc để chiếm ưu thế và răn đe Trung Quốc.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos Ấn Độ (ảnh tư liệu)
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos Ấn Độ (ảnh tư liệu)

Tờ Giải phóng quân Trung Quốc ngày 20/8 đã lên tiếng ra sức chỉ trích việc Ấn Độ triển khai tên lửa hành trình đất đối đất siêu âm BrahMos ở khu vực bang Arunachal (Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng). Trước sự phản đối này, báo chí Ấn Độ tỏ ra rất hưng phấn.

Nhưng, tờ Người quan sát Trung Quốc ngày 23/8 tuyên truyền cho rằng Ấn Độ hiện nay triển khai một loạt hành động tăng cường bố trí quân sự ở khu vực Arunachal, thậm chí đã hình thành "chính sách tiến lên" trên cấp độ mới, điều này "rất không có lợi" cho giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

The Hindu sau khi Ấn Độ tuyên bố triển khai phiên bản cải tiến mới của tên lửa Brahmos ở bang Arunachal được vài tuần (thông tin đưa ra là ngày 3/8), Trung Quốc cuối cùng đã tiến hành cảnh cáo cho biết điều này có khả năng sẽ gây "ảnh hưởng tiêu cực" đến sự ổn định biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Vào đầu tháng 8/2016, Ủy ban An ninh Quốc hội Ấn Độ tuyên bố, căn cứ vào mệnh lệnh của Thủ tướng Narendra Modi, sẽ thành lập một trung đoàn phóng tên lửa mới, trang bị tên lửa BrahMos phiên bản cải tiến. Đây là một loại đặc biệt được cải tiến cho chiến tranh trên vùng núi.

Hệ thống tên lửa hành trình siêu âm BrahMos của Ấn Độ (ảnh tư liệu)
Hệ thống tên lửa hành trình siêu âm BrahMos của Ấn Độ (ảnh tư liệu)

Trung đoàn phóng tên lửa mới sẽ triển khai ở bang Arunachal. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này. Những năm gần đây, lực lượng tuần tra hai nước thường xuyên xảy ra các vụ đối đầu ở khu vực này.

Tên lửa BrahMos là một loại tên lửa được Nga chuyển nhượng một phần công nghệ cho Ấn Độ, do Ấn Độ bỏ vốn giúp Nga hoàn thành nghiên cứu chế tạo tên lửa chống hạm Yakhont.

Việc Ấn Độ triển khai tên lửa hành trình BrahMos ở bang Arunachal bị tờ Giải phóng quân Trung Quốc cho là đã vượt nhu cầu phòng vệ thông thường, đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực Tây Tạng, Vân Nam của Trung Quốc.

Tên lửa BrahMos có khả năng tấn công kiểu bổ nhào ưu việt, thích hợp với sử dụng ở khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nơi có địa hình đồi núi là chính.

Nhìn vào thiết kế ngoại hình, tính năng tàng hình và khả năng đột phá phòng thủ của loại tên lửa này được tăng cường rất lớn.

Ngoài ra, tên lửa này có thể bay thấp cách mặt đất khoảng 10 m vào giai đoạn cuối, tiến hành cơ động kiểu hình con rắn ở tầng trời thấp, dễ dàng tránh được hoạt động đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos trang bị trên tàu chiến Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Sina
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos trang bị trên tàu chiến Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Sina

Việc thiết kế như vậy có lợi cho tăng cường khả năng sống sót của tên lửa, nhất là trong tác chiến ở miền núi, địa hình có lợi càng giúp che chắn tốt cho nó, làm cho tên lửa BrahMos càng giống như “rắn hổ mang” chiếm giữ khu vực biên giới Trung-Ấn, luôn luôn tùy cơ ứng biến.

Về tính năng tác chiến, tốc độ bay của tên lửa chiến thuật BrahMos có thể đạt 2,5 – 2,8 Mach. Trên chiến trường, loại tên lửa này không chỉ thu hẹp rất lớn khoảng cách thời gian giữa phát hiện và bắn trúng mục tiêu, nâng cao tính bất ngờ và hiệu quả khi tấn công, hơn nữa có thể dựa vào khả năng sát thương kinh ngạc, tiến hành tấn công mang tính hủy diệt đối với các mục tiêu nhạy cảm như bệ phóng tên lửa, các mục tiêu di động và các mục tiêu kiên cố nằm sâu trong lãnh thổ như trung tâm chỉ huy.

Mặc dù vậy, tờ Giải phóng quân Trung Quốc cho rằng loại tên lửa này không thể khắc phục được khuyết điểm, việc triển khai lần này cũng chỉ có thể "lấy đá ghè chân mình".

Bài viết chỉ ra: Thứ nhất, bán kính tác chiến lớn nhất có hạn, ý nghĩa chiến lược không mạnh. Là tên lửa chiến thuật, BrahMos có tầm bắn xa nhất chỉ 290 km, nếu xét đến nhân tố địa hình và hiệu quả bí mật, bay hành trình trong toàn bộ quá trình thì tầm bắn của BrahMos nhanh chóng giảm còn khoảng 100 km.

Tầm bắn như vậy đã làm giảm mạnh hiệu quả răn đe của BrahMos, chỉ có thể tiến hành tấn công có hiệu quả đối với các mục tiêu chiến thuật cự ly ngắn, nhưng ngoài tầm với đối với các mục tiêu chiến lược ở chiều sâu.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos lắp trên máy bay chiến đấu Su-30 Không quân Ấn Độ. Ảnh: Sina
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos lắp trên máy bay chiến đấu Su-30 Không quân Ấn Độ. Ảnh: Sina

Thứ hai, thân tên lửa BrahMos rộng, ảnh hưởng đến số lượng triển khai. Do tên lửa BrahMos dài 8,4 m, nặng khoảng 3.000 kg, những máy bay chiến đấu cỡ vừa và nhỏ khó có thể lắp tên lửa BrahMos có trọng lượng “vượt chuẩn” này. Ngay cả máy bay chiến đấu như Su-30MKI Ấn Độ cũng chỉ có thể miễn cưỡng chở theo 1 quả BrahMos.

Thứ ba, độ cao đường đạn lớn nhất là tương đối cao, dễ bị nhận biết. Có tài liệu cho biết, độ cao hành trình bình thường của tên lửa BrahMos là 14.000 – 15.000 m, mà độ cao này là phạm vi nhận dạng tốt nhất của hệ thống nhận dạng phòng không. Nếu trong chiến đấu thực tế tên lửa BrahMos theo đuổi hành trình tầng trời thấp bí mật thì tốc độ, tầm bắn của tên lửa đều sẽ bị ảnh hưởng.

Với những hạn chế nêu trên, tác dụng thực tế triển khai tên lửa BrahMos lần này của Ấn Độ tương đối có hạn. Tầm bắn khá ngắn không thể đe dọa được khu vực chiều sâu của Trung Quốc, hơn nữa, nếu lắp cho máy bay chiến đấu để mở rộng phạm vi tấn công thì đã làm giảm mạnh hiệu năng chiến đấu và không có lợi cho phòng thủ tự thân.

Đồng thời, đối mặt với khu vực Arunachal có địa hình rất phức tạp, tên lửa BrahMos cho dù có sử dụng hệ thống nhận dạng mục tiêu tiên tiến thì cũng khó có thể tạo ra hiệu quả tấn công sát thương đối với các mục tiêu di động, chỉ có thể tạo ra mối đe dọa thực sự cho các mục tiêu cố định cỡ lớn.

Ấn Độ bắn thử tên lửa hành trình siêu âm BrahMos (ảnh tư liệu)
Ấn Độ bắn thử tên lửa hành trình siêu âm BrahMos (ảnh tư liệu)

Như vậy, đằng sau việc Ấn Độ triển khai tên lửa BrahMos lần này là tư duy “kiềm chế và đối đầu” đang lên cao. Những năm gần đây, dư luận Ấn Độ nổi lên bàn luận về “chiến lược chuỗi ngọc trai” và “mối đe dọa Trung Quốc”, phản ánh tâm lý lo ngại của Ấn Độ đối với Trung Quốc.

Ấn Độ triển khai các vũ khí trang bị mới như máy bay chiến đấu Su-30MKI, dòng tên lửa Agni, máy bay do thám không người lái ở khu vực đông bắc để làm lực lượng vũ trang răn đe Trung Quốc, tìm mọi cách để xây dựng được lực lượng quân sự chiếm ưu thế ở khu vực biên giới với Trung Quốc.

Việc Ấn Độ triển khai tên lửa hành trình siêu âm BrahMos lần này chắc chắn sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh và tính đối đầu của quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, gây “ảnh hưởng tiêu cực” cho ổn định khu vực – tờ Giải phóng quân Trung Quốc phán xét.