Sau khi lên làm Tổng thống Philippines vào tháng 6/2016, ông Rodrigo Duterte đã thực hiện chính sách hữu nghị với Trung Quốc. Quan hệ Trung Quốc - Philippines từ đó chuyển biến "tối" sang "sáng". Hai nước gác lại tranh chấp Biển Đông, đã thúc đẩy nhiều hợp tác trên các lĩnh vực như kinh tế thương mại, vấn đề biển.
Tuy nhiên, tình hình Biển Đông gần đây đã đột ngột căng thẳng do Trung Quốc tăng cường quân sự hóa phi pháp Biển Đông như triển khai thiết bị do thám, các hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm, diễn tập cất hạ cánh máy bay ném bom trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam...
Trung Quốc còn tuyên bố những hành động quân sự hóa phi pháp này là "quyền tự vệ" của họ, là việc làm của quốc gia có chủ quyền, được luật pháp quốc tế cho phép. Tuy nhiên, yêu sách chủ quyền ngang ngược và phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, nhất là tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 vừa tổ chức tại Singapore.
Để đáp trả Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, gần đây Mỹ đã có nhiều hành động đáp trả, mà "phản ứng sơ bộ" là hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương 2018.
Từ ngày 7 - 18/5/2018, Quân đội Philippines và Mỹ tiến hành tập trận Balikatan-2018. Ảnh: Hawaii Army Weekly.
|
Ngoài ra, ngày 27/5, hải quân Mỹ điều tàu khu trục tên lửa USS Higgins và tàu tuần dương tên lửa USS Antietam đi vào phạm vi 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa - quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Ngoài ra, quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines gần đây cũng có nhiều tương tác hơn, chẳng hạn trong tháng 5/2018 có chuyến thăm Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (nay là Bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương) của 3 quan chức cấp Bộ trưởng Philippines, cùng với một cuộc tập trận chung quy mô lớn giữa quân đội Mỹ và Philippines.
Trong tình hình này, gần đây, thái độ đối với Trung Quốc của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong vấn đề Biển Đông đã bất ngờ trở nên cứng rắn hơn. Trong sự chuyển biến này, ông Rodrigo Duterte đã vạch ra 3 "giới hạn đỏ" cho Trung Quốc, nếu Trung Quốc vượt qua thì sẽ đe dọa hòa giải giữa Bắc Kinh và Manila, đồng thời khiến cho quan hệ hai nước quay trở lại quỹ đạo đối đầu, thậm chí có khả năng nổ ra chiến tranh.
Giới hạn đỏ thứ nhất: Bất cứ hành vi xây dựng nào của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough của Philippines. Gần đây, Philippines và Mỹ cũng đã tiến hành tuần tra liên hợp ở lân cạn bãi cạn này để thách thức và ngăn chặn Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn.
Bãi cạn Scarborough. Ảnh: Dwnews.
|
Giới hạn đỏ thứ hai: Trung Quốc triển khai hành động mang tính "cưỡng chế" đối với hoạt động đồn trú của một nhóm binh sĩ trên tàu đổ bộ 57 ở bãi Cỏ Mây. Philippines đã triển khai một nhóm binh sĩ ở đây trong 20 năm qua.
Giới hạn đỏ thứ ba: Trung quốc đơn phương tiến hành thăm dò tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ và khí đốt ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, nơi mà Trung Quốc cũng đòi hỏi một phần "chủ quyền".
Đối với vấn đề này, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố, Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ không để ý tới hậu quả, nếu Trung Quốc vượt qua bất cứ "giới hạn đỏ" nào nêu trên, Philippines đều sẵn sàng tham chiến.
Trước đó, Tổng thống Philippinese Rodrigo Duterte nhiều lần tái khẳng định, nếu Philippines một mực nhấn mạnh đến những đòi hỏi của mình trong vấn đề Biển Đông thì sẽ gây ra phiền phức lớn không thể gánh nổi. Philippines không có thực lực khai chiến với Trung Quốc, đối đầu với Trung Quốc có nghĩa là phiền phức.
Hơn nữa, theo ông Rodrigo Duterte, Trung Quốc là người bạn mới của Philippines, đang ở giai đoạn sơ bộ tìm hiểu lẫn nhau. Philippines không thể phá hoại mối quan hệ này.
Tháng 5/2018, quân đội Philippines và Mỹ tiến hành tập trận đổ bộ. Ảnh: AP.
|
Hiện nay, ông Rodrigo Duterte tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, nhưng điều này hoàn toàn không bất ngờ. Ông Duterte mặc dù là Tổng thống Philippines, nhưng nhiều việc không thể do ông tự quyết. Sự thay đổi rõ rệt này của ông Duterte đến từ sức ép ngày càng tăng ở trong nước, bao gồm sức ép từ Bộ Quốc phòng và phe đối lập thân Mỹ.
Theo tờ Sohu Trung Quốc ngày 4/6, Tổng thống Rodrigo Duterte muốn đưa ra một số phát biểu cứng rắn nhằm vào Trung Quốc để an ủi lực lượng này. Nhưng Trung Quốc và Philippines không vì khẩu chiến mà gây thiệt hại cho đại cục hợp tác hai nước.