Trung Quốc lên án đạo luật "Khoa học và Chip" của Mỹ, nói rằng nó cản trở sự đổi mới

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Hai hiệp hội thương mại Trung Quốc hôm 10/8 đã lên án đạo luật "Khoa học và Chip" của Mỹ, cho rằng đạo luật này sẽ làm tổn hại đến ngành công nghiệp ở những nơi khác trên thế giới.
Khách tham quan một gian trưng bày tại hội chợ thương mại công nghệ SEMICON ở Thượng Hải. Trung Quốc cũng đã đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp bán dẫn của mình, thông qua một quỹ do nhà nước hậu thuẫn (ảnh: Reuters)
Khách tham quan một gian trưng bày tại hội chợ thương mại công nghệ SEMICON ở Thượng Hải. Trung Quốc cũng đã đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp bán dẫn của mình, thông qua một quỹ do nhà nước hậu thuẫn (ảnh: Reuters)

Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc và Phòng Thương mại Quốc tế Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng: "Đạo luật mới của Mỹ sẽ tăng cường cạnh tranh địa chính trị trong ngành công nghiệp bán dẫn và cản trở sự phục hồi kinh tế toàn cầu và sự phát triển của đổi mới công nghệ."

Mục tiêu của đạo luật là khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất chip ở Mỹ, nó "phân biệt đối xử với một số công ty nước ngoài, sử dụng quyền lực nhà nước để cưỡng bức thay đổi sự phân công lao động quốc tế trong ngành bán dẫn và gây tổn hại đến lợi ích của các công ty trên khắp thế giới, kể cả ở Trung Quốc và Mỹ," hai Hiệp hội tuyên bố.

Hai tổ chức này kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp quốc tế cùng nhau "loại bỏ tác động tiêu cực" của đạo luật này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) đã chỉ trích đạo luật "Khoa học và Chip" là một ví dụ về "sự ép buộc kinh tế" của Mỹ.

Ông Uông Văn Bân nói: “Không có sự hạn chế hay đàn áp nào sẽ kìm hãm sự phát triển khoa học và công nghệ cũng như tiến bộ công nghiệp của Trung Quốc."

Đạo luật "Khoa học và Chip", được Tổng thống Joe Biden ký thành luật hôm thứ 9/8, dành 52,7 tỉ USD tài trợ cho sản xuất và phát triển chất bán dẫn tại Hoa Kỳ. Nó cấm các công ty nhận các khoản tiền tài trợ này đầu tư vào sản xuất chip tiên tiến ở Trung Quốc. Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình thông qua một quỹ do nhà nước hậu thuẫn.