Trung Quốc hạ cánh thành công tàu Tiawen-1 lên bền mặt sao Hỏa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tàu vũ trụ Tiawen-1 của Trung Quốc đã hạ cánh thành công trên sao Hỏa, bắt đầu sứ mệnh khám phá hành tinh này.
Ảnh: India Express
Ảnh: India Express

Được biết ngày 15/5 vừa rồi Trung Quốc đã xác nhận Tiawen-1 đã thả thành công xe tự hành Zurong lên bề mặt của sao Hỏa. Đây là cột mốc lịch sử biến Trung Quốc thành quốc gia thứ hai thả thành công tàu thám hiểm lên Hành tinh Đỏ. Trong quá khứ, chỉ có NASA đã thành công trong việc hạ cánh và vận hành tàu thăm dò trên hành tinh đỏ. (Tàu vũ trụ Mars 3 của Liên Xô hạ xuống sao Hỏa vào năm 1971 và chỉ giữ liên lạc được trong khoảng 20 giây).

Cuộc hạ cánh diễn ra tại Utopia Planitia, một vùng đất bằng phẳng trên sao Hỏa và cùng khu vực nơi tàu thám hiểm Viking 2 của NASA đã hạ cánh vào năm 1976. Sau khi hạ cánh, tàu đổ bộ thả tàu thám hiểm Zhurong - robot sáu bánh chạy bằng năng lượng được đặt theo tên của vị thần lửa trong thần thoại cổ đại Trung Quốc. Tàu mang theo một bộ công cụ tích hợp, bao gồm hai camera, một radar thăm dò dưới bề mặt sao Hỏa, máy dò từ trường sao Hỏa và máy theo dõi khí tượng sao Hỏa.

Emily Lakdawalla, tác giả cuốn “The Design and Engineering of Curiosity”, cho biết: “Đây là nơi khó hạ cánh nhất trong hệ Mặt Trời. Thành công của Trung Quốc trong lần thử đầu tiên cho biết rằng họ đang một trong những cơ quan vũ trụ tiềm lực nhất".

Trước đó Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cũng từng cố gắng hạ cánh trên Sao Hỏa vào năm 2003, tuy nhiên tàu thăm dò Beagle 2 của họ đã gặp sự cố. Tàu vũ trụ ExoMars Schiaparelli - một nỗ lực khác của ESA ( Cơ quan Vũ trụ Châu Â) cũng đã bị rơi vào năm 2016 sau khi phần mềm ước tính sai độ cao của nó trong một nỗ lực hạ cánh.

Ảnh: The Verge

Ảnh: The Verge

Tàu vũ trụ Tianwen-1 được phóng từ Bãi phóng Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào tháng 7 năm ngoái, bắt đầu chuyến đi kéo dài 7 tháng đến Sao Hỏa. Trung Quốc cho biết "Tianwen-1 đã hoạt động bình thường kể từ khi nó đi vào quỹ đạo của Hành tinh Đỏ" Cục Vũ Trụ Quốc Gia Trung Quốc (CNSA) cho biết trong một tuyên bố vào sáng ngày 15/5. CNSA tiết lộ rằng Tianwen-1 đã thu thập được một lượng lớn dữ liệu và các bức ảnh được chụp từ quỹ đạo của sao Hỏa.

Andrew Jones - một nhà báo đưa về các hoạt động của Trung Quốc trong không gian cho biết tàu Tiawen-1 đã thám hiểm bãi đáp Utopia Planitia trong hơn 3 tháng khi đang bay quanh quỹ đạo sao Hỏa. Giờ đây sau khi hạ cánh thành công, tàu thám hiểm Zhurong sẽ bát đầu một sứ mệnh kéo dài ít nhất ba tháng để nghiên cứu về khí hậu và địa chất Sao Hỏa.

“Nhiệm vụ chính của sứ mệnh Tiawen-1 là thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện và sâu rộng về toàn bộ hành tinh bằng cách sử dụng tàu quỹ đạo và đưa tàu thăm dò đến các vị trí bề mặt mà giới khoa học quan tâm để tiến hành các cuộc điều tra chi tiết với độ chính xác và độ phân giải cao” - các nhà khoa học hàng đầu đã viết trên Nature Astronomy vào năm ngoái.

Được biết, chiếc xe thám hiểm lần này nặng khoảng 240kg, gần gấp đôi khối lượng chiếc Yuto Moon trước đó của Trung Quốc. CNSA cho biết vào tháng trước: “Tàu thám hiểm sao Hỏa Zhurong được hy vọng sẽ khơi dậy ngọn lửa khám phá liên hành tinh của Trung Quốc và hướng dẫn nhân loại đi sâu vào không gian bên ngoài rộng lớn chưa được biết đến,”

Ảnh: The Verge

Ảnh: The Verge

Trước khi tàu Tiawen-1 hạ cánh thành công lên Sao Hỏa, Hoa Kỳ cũng đã hạ cánh thành công 5 tàu thám hiểm trên bề mặt Hành tinh Đỏ. Gần đây hơn, vào ngày 20 tháng 2 năm 2021, tàu thăm dò Perseverance của NASA đã đi qua bầu khí quyển của sao Hỏa và hạ cánh xuống hành tinh này trong một sứ mệnh lịch sử là khôi phục đá để giúp trả lời câu hỏi liệu có sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa hay không. Mặc dù dự án này của CNSA đã đi sau NASA hơn 4 thập kỷ nhưng thành công này của Trung Quốc cho thấy các kỹ sư không gian nước này đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Mỹ.

Tiawen-1 đã đánh dấu một bước tiến lớn của Trung Quốc trong linh vực khám phá không gian. Trước đó, Trung Quốc cũng đã trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh và vận hành thành công tàu thám hiểm ở vùng tối của Mặt Trăng vào năm 2019. Mới đây, Trung Quốc cũng đã thành công phóng mô-đun lõi đầu tiên của trạm vũ trụ Trung Quốc. Tương lai, đây sẽ là nơi sinh sống của các nhóm phi hành gia tại không gian. Đầu năm nay, Trung Quốc đã hợp tác với Nga công bố kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ trên bề mặt của Mặt Trăng.

Dịch tổng hợp từ: The Verge, India Express