Một trong những cuộc đàm phán sâu sắc nhất giữa Trung Quốc và Mỹ hầu như đều liên quan đến thương lượng về các loại chip để có thể đạt được một thỏa thuận về kinh tế.
Mới đây sau khi thoát được khỏi những lời mời chào mua lại từ Broadcom, Công ty sản xuất Chip Qualcomm của Mỹ lại tiếp tục đối mặt với những "âm mưu" mua bán các công ty bán dẫn khác từ Trung Quốc - Thị trường gần như độc quyền và mang về 65% doanh thu cho Qualcomm vào năm ngoái.
Trong cuộc đàm phán mới đây Trung Quốc đã đề nghị tăng tỷ lệ phần trăm sở hữu các loại chip bán dẫn đã mua lại từ Mỹ để thay thế các dịch vụ khác mà quốc gia này đang sử dụng từ Hàn Quốc và Đài Loan. Không những thế những gợi ý từ Trung Quốc để có thể mua thêm thiết bị bán dẫn do Mỹ sản xuất để cắt bớt thặng dư thương mại giữa 2 nước đang là 375 tỷ USD - lớn nhất từ trước đến nay.
Sở dĩ có cuộc đàm phán này chính là do vào thứ 5 tuần trước Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng sẽ đưa ra một khoản thuế trị giá 60 tỷ USD cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang, đặc biệt là hàng hóa công nghệ. Tuy nhiên, theo Viện Kỹ thuật Thông tin và Phát minh, nếu Trump chọn đánh 25% thế nhập cảnh trên tất cả mặt hàng điện tử của Trung Quốc, sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ trong 10 năm khoảng 332 tỷ USD.
Tuy nhiên trong suốt 2 năm nay Qualcomm đã tìm mọi cách để mua lại NXP Semiconductors - nhà sản xuất chip dành cho ô tô của Hà Lan nhưng vẫn chưa thành công. Chiến lược làm việc của Qualcomm chính là đầu tư vào các thị trường ô tô chứ không phải là điện thoại thông minh như trước, vì thị trường này đang bão hòa và không có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Đặc biệt là khi gã khổng lồ Apple đã từ chối chip của Qualcomm trong những thiết bị gần đây của mình.
Những tin tức mới đây từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến phi vụ mua bán của Qualcomm với NXP. Rất nhiều dự đoán xoay quanh 2 giao dịch mua bán "đầy phức tạp" này. Liệu nước Mỹ có chấp nhận hy sinh một phần doanh thu từ Qualcomm để giảm bớt tình hình căng thẳng giữa 2 nước hay không?
Theo ICT NEws