|
Ngày 18/7/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Ảnh: Tân Hoa xã. |
Gần đây, Bắc Kinh liên tiếp tiếp đón nhiều nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao các nước khu vực Trung Đông. Danh sách này gồm có Quốc vương Saudi Arabia Salman bin, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Ngoại trưởng Tunisia Khemaies Jhinaoui, Bộ trưởng Nội vụ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) H. E. Dr. Sultan Al Jaber, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani.
Trong thời gian đó, Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra tuyên bố của mình về vấn đề Palestine, khủng hoảng Vùng Vịnh và vấn đề Libya – đây đều là những vấn đề nóng ở khu vực Trung Đông hiện nay.
Trong vấn đề Palestine, Trung Quốc đề xuất “chủ trương 4 điểm” và “phương án 2 nhà nước”. Về cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, Trung Quốc đưa ra “chủ trương 3 điểm”. Còn trong vấn đề Libya, Trung Quốc tuyên bố kiên trì “nguyên tắc 4 điểm”.
Những phương án, nguyên tắc và lập trường này của Trung Quốc có nội dung rất khác nhau, nhưng phương châm chỉ đạo có tính thống nhất, đó là kiên trì phương hướng lớn giải quyết bằng chính trị và ngoại giao, hành động dựa trên các nguyên tắc của quan hệ quốc tế.
Ở bề ngoài, những nguyên tắc, chủ trương và lập trường do Trung Quốc đưa ra hoàn toàn không có gì đặc biệt, nhưng chính phủ Trung Quốc tập trung thể hiện quan điểm, lập trường về các vấn đề điểm nóng của khu vực Trung Đông như vậy đã cho thấy một phương hướng chiến lược khác trước đây.
Đó là Trung Quốc mong muốn tìm kiếm tiếng nói lớn hơn ở khu vực Trung Đông, động lực cho sự chuyển hướng chiến lược này hoàn toàn không phải chỉ xuất phát từ yếu tố kinh tế, mà là tham vọng mở rộng ảnh hưởng.
Nhiều năm qua, do quan hệ giữa Trung Quốc và các nước khu vực Trung Đông chủ yếu là quan hệ kinh tế, vì vậy Trung Quốc luôn kiên trì cách làm “đi tàu nhanh Mỹ” trong vấn đề Trung Đông, hoàn toàn không muốn tham gia sâu vào vấn đề chính trị Trung Đông. Trung Quốc hoàn toàn không muốn “đứng về một bên” trong vấn đề Trung Đông phức tạp.
Nhưng cùng với việc Trung Quốc bắt đầu nỗ lực mở rộng biên giới chiến lược của “Vành đai, Con đường” trên phạm vi thế giới, cách làm chỉ quan tâm đến lợi ích thương mại ở khu vực Trung Đông của Trung Quốc rõ ràng đã lỗi thời. Trung Quốc đã đến thời điểm từ bị động chuyển sang chủ động trong các vấn đề của khu vực Trung Đông.
Ngày 30/5 tại Văn phòng Trung Quốc tại Palestine, đặc phái viên vấn đề Trung Đông của Trung Quốc là Cung Tiểu Sinh đã trình bày lập trường của Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề Trung Đông, nhấn mạnh sự phát triển của “Vành đai, Con đường” sẽ trở thành một trong những đóng góp quan trọng nhất của Trung Quốc đối với việc giải quyết các vấn đề điểm nóng của khu vực Trung Đông.
Điều đáng chú ý là, Trung Quốc tiếp đón nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao của cả những đang tồn tại đối đầu ở khu vực Trung Đông như Israel và Palestine, cho thấy Trung Quốc tìm cách phát huy vai trò trong việc tái khởi động đàm phán hòa bình Palestine - Israel. Khi hai bên xảy ra căng thẳng, Trung Quốc né tránh việc làm mếch lòng bất cứ bên nào.