Trí tuệ Nhân tạo cũng có thể tàn phá thế giới đang phát triển

Hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng hay tác động của AI với công việc và nền kinh tế đều tập trung vào các nước phát triển như Mỹ và Anh. Tuy nhiên, đối với công việc của tôi là một nhà khoa học, một nhà điều hành công nghệ và cũng là nhà đầu tư ở Mỹ và Trung Quốc, tôi tin rằng AI là mối đe dọa nghiêm trọng nên được cân nhắc đối với các nền kinh tế mới nổi.
AI cũng có thể tàn phá thế giới đang phát triển
AI cũng có thể tàn phá thế giới đang phát triển

Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc và Ấn Độ đã thể hiện cho toàn thế giới hai mô hình khác nhau để chính họ có thể leo thang và phát triển vượt bậc như thế nào. Trong mô hình của Trung Quốc, quốc gia với dân số lớn nhưng lại có chi phí thấp trong việc xây dựng một cơ sở sản xuất thủ công. Sau đó, họ dần dần hoạt động theo cách của mình tạo nên chuỗi giá bằng cách sản xuất hàng hóa công nghệ với chất lượng tốt và còn nhiều hơn thế nữa.

Trong mô hình của Ấn Độ, một quốc gia có người dân nói tiếng Anh, họ tạo nên một mô hình một đất nước với những công nhân gia công phần mềm với chi phí thấp, tập trung vào các phần mềm kinh doanh và kiểm tra phần mềm. Nếu thành công, những công việc này có thể được nâp cấp từ từ sang các ngành công nghiệp khác tiên tiến hơn.

Cả hai mô hình đều dựa trên lợi thế chi phí của quốc gia trong việc thực hiện một công việc lặp đi lặp lại, phi xã hội và phần lớn là làm việc thụ động- cho dù lao động thủ công trong các nhà máy hay nhân viên văn phòng. Thật không may cho các nền kinh tế mới nổi, AI hoàn toàn có thể đảm đương và hoàn thành chính xác các công việc này.

AI đang đẩy nhanh đáng kể sự tự động hóa của các nhà máy và tiếp nhận các nhiệm vụ thông thường như dịch vụ khách hàng hoặc tiếp thị qua điện thoại. AI làm những công việc như vậy rẻ hơn rất nhiều so với việc một người lao động thực hiện, và theo thời gian, nó có thể làm tốt hơn con người. Các rô-bốt hoàn toàn có khả năng kiểm tra iPhone của bạn xem có bị xước hay không; đồng thời các đại lý dịch vụ khách hàng được điều hành bởi AI không yêu cầu tăng lương.

Nếu không có ưu đãi chi phí để xác định vị trí của các nước đang phát triển, các tập đoàn hoàn toàn có thể mang những chức năng này tới các đất nước nơi họ đang phát triển thị trường. Điều này có thể sẽ làm nền kinh tế mới khó thể nào nắm bắt được các nấc phát triển. Từ đây hoàn toàn có khả năng tạo nên một quả bom nổ chậm đối với các nền kinh tế đang phát triển, nơi họ lấy lợi thế so sánh là một lượng lớn những công nhân trẻ nhưng lại thiếu hụt kỹ năng và từ đây biến lợi thế này trở thành trách nhiệm.

Siêu cường quốc AI

Sự tuyệt vọng từ các nước đang phát triển sẽ trái ngược hoàn toàn với sự phát triển cường thịnh của các cường quốc AI. AI chạy trên các cơ sở dữ liệu và sự phụ thuộc này đòi hỏi các chu kỳ đẻ củng cố lại sự bền vững trong các ngành công nghiệp: Bạn càng có nhiều dữ liệu thì sản phẩm của bạn càng tốt, bạn càng có nhiều người dùng hơn. Bạn càng có nhiều người dùng sản phẩm của bạn thì bạn càng có nhiều dữ liệu.

Chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy hiện tượng này thông qua các sản phẩm trực tuyến như Google Search và hoàn toàn có thể nhân rộng trong các ngành công nghiệp chuyên sâu khác như lái xe tự động. Kết quả sẽ là một sự tập trung chưa từng có về năng lực sản xuất và sự giàu có của các công ty hàng đầu về AI, mà ở đâu hầu hết nằm tại Trung Quốc và Mỹ. Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn PwC, trong số 15,7 nghìn tỷ đô la Mỹ về tài sản mà AI sẽ tạo ra vào năm 2030 thì tới 70% sẽ tích lũy ở hai nước này.

Vậy một nền kinh tế mới nổi nên làm gì? Bước đầu tiền là nhận ra rằng các con đường truyền thống phát triển kinh tế, các mô hình Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không còn khả thi nữa. Các nền kinh tế mới nổi phải tạo dựng nên một con đường mới. Điều đó đòi hỏi phải tiếp cận hai hướng giải quyết vấn đề giáo dục. Đối với thế hệ lao động kém về mặt tri thức, các nước phải tìm cách xây dựng các ngành dịch vụ độc đáo, có khả năng tận dụng và tập trung vào những  người này. Ngay cả robot giỏi không thể nào đem đến cho khách cảm giác ấm cúng và hiếu khách khi họ lưu trú tại một nhà nghỉ. Các ngành công nghiệp như du lịch, văn hóa, các đường dây nóng và chăm sóc người cao tuổi có thể đưa các quốc gia nghèo hơn vào một mối quan hệ với các siêu cường quốc AI.

Đồng thời các nước đang phát triển cần phải tự khắc phục các thiếu sót của mình trong bối cảnh phát triển AI. Robot có thể hoạt động ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng thẻ tín dụng của người tiêu dùng tại Mỹ sẽ vô dụng tại một nước nông nghiệp như Ethiopia, nơi không có thẻ tín dụng mà vẫn sử dụng vay thế chấp truyền thống.

Để nắm bắt các vấn đề này, các chính phủ cần tài trợ cho việc giáo dục AI đối với các sinh viên giỏi và sáng giá nhất của họ, với mục tiêu xây dựng các công ty dù cho có ở các địa phương cũng có thể sử dụng AI. Toán học và kỹ thuật cần được phát triển sớm hơn, đào tạo mạnh mẽ hơn, những sinh viên giỏi về lĩnh vực này cần được gửi đến các trường đại học hàng đầu về AI để học tập.

Các nhiệm vụ này không hề dễ dàng. Nuôi dưỡng 1 triệu doanh nghiệp nhỏ khó khăn hơn nhiều so với việc xây dựng 100 nhà máy lớn, và trả tiền cho sinh viên đi du học là một bài toán khó đối với các nước đang đối phó với nạn suy dinh dưỡng. Nhưng nếu các nước đang phát triển có thể đạt được sự cân bằng đó, AI cũng có thể cung cấp cho họ một cơ hội mới vô giá: cơ hội cải thiện sinh hoạt và phát triển một nền kinh tế mới mà không phải chịu sự bóc lột lao động hay suy thoái môi trường. Các quốc gia lớn như Mỹ và Trung quốc hoàn toàn có thể trợ giúp. Việc tiếp cận giáo dục và đào tạo có thể chứng minh có giá trị lớn hỗ trợ nền kinh tế. Nếu AI là một lợi ích mà không phải là gánh nặng, thì lợi ích đó cần phải được chia sẻ.

Theo Tạp chí Thông tin & Truyền thông

http://ictvietnam.vn/ai-cung-co-the-tan-pha-the-gioi-dang-phat-trien.htm