Tranh chấp Trung - Ấn: Ấn Độ làm đường hầm xuyên núi ra khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Vào lúc tình hình tranh chấp biên giới với Trung Quốc đang căng thẳng, ngày 3/10, Ấn Độ đã khánh thành đường hầm Atal xuyên núi dài 9,02 km ở vùng núi cao nối  với khu vực Ladakh.
Thủ tướng Modi và các quan chức Ấn Độ cắt băng khánh thành đường hầm chiến lược nối thông nội địa với vùng Ladakh đang có tranh chấp với Trung Quốc (Ảnh: Đa Chiều).
Thủ tướng Modi và các quan chức Ấn Độ cắt băng khánh thành đường hầm chiến lược nối thông nội địa với vùng Ladakh đang có tranh chấp với Trung Quốc (Ảnh: Đa Chiều).

Theo bản tin của Đài truyền hình New Delhi (NDTV) ngày 3/10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tham dự buổi lễ thông xe đường hầm Atal, mô tả đây là một “ngày lịch sử”. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Bipin Rawat và Tham mưu trưởng Lục quân Manoj Mukund Naravane cùng tháp tùng ông Modi tham dự.

Theo NDTV, đường hầm Atal nối Manali, bang Himachal Pradesh với Thung lũng Rahul-Sbiti và kết giúp rút ngắn khoảng cách tuyến đường từ Manali tới Leh, thủ phủ của vùng Ladakh trên biên giới Trung Quốc - Ấn Độ được 46 km; giúp rút ngắn thời gian vượt quãng đường núi hiểm trở này được từ 4 đến 5 giờ. Đường hầm Atal hiện cũng là “đường hầm đường bộ dài nhất thế giới ở độ cao trên 3.000 mét”.

Bên trong đường hầm Atal dài 9.2km trên độ cao hơn 3000 mét vừa khánh thành (Ảnh: Sohu).
Bên trong đường hầm Atal dài 9.2km trên độ cao hơn 3000 mét vừa khánh thành (Ảnh: Sohu).

Theo hãng thông tấn ANI của Ấn Độ, đường hầm Atal trị giá 400 triệu USD, có tổng chiều dài 9,02 km và đã được xây dựng trong 10 năm.

Tờ Financial Express của Ấn Độ chỉ ra rằng, đường hầm Atal có ý nghĩa chiến lược rất lớn vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho hành động của các lực lượng vũ trang.

“Đường hầm Atal sẽ tiếp thêm sức mạnh mới cho cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới Ấn Độ”, Thủ tướng Modi nói: “Đường hầm này không chỉ quan trọng đối với bang Himachal Pradesh, mà còn vì nó thuận lợi cho các phương tiện giao thông tới khu vực Ladakh”. Ông nói: “Với đường hầm này, vùng Ladakh sẽ được nối thông với bang Himachal Pradesh các vùng khác của Ấn Độ và sẽ tiến nhanh trên con đường phát triển”; “Các lợi ích của nó đang được mở rộng đến những người dân bình thường và các lực lượng vũ trang của chúng ta. Đường hầm Atal tượng trưng cho cam kết của chính phủ trong việc đảm bảo sự phát triển mang lại lợi ích đến cho mọi người dân”, ông Modi nói.

Thủ tướng Modi cùng Bộ trưởng Quốc phòng Singh và Tổng Tham mưu trưởng Bipin Rawat thị sát đường hầm (Ảnh: Đa Chiều).
Thủ tướng Modi cùng Bộ trưởng Quốc phòng  Singh và Tổng Tham mưu trưởng Bipin Rawat  thị sát đường hầm (Ảnh: Đa Chiều).

Ông cũng nhấn mạnh: “Đối với chúng ta, không gì quan trọng hơn là bảo vệ lợi ích quốc gia. Hãy nhớ rằng bảo vệ lợi ích quốc gia là ưu tiên hàng đầu của chúng ta; nhưng, lợi ích quốc phòng của chúng ta đã bị tổn hại”.

Trang Deutsche Welle chỉ ra rằng khu vực Ladakh đã trở thành một tiền đồn trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn. Trung Quốc đã tích cực xây dựng khu vực này trong nhiều năm và có nhiều lợi thế hơn về nguồn cung cấp hậu cần. Ấn Độ có ý định bắt kịp tiến độ của Trung Quốc, đang tích cực xây dựng các cung đường trên vùng núi Ladakh.

Hãng tin Anh Reuters dẫn lời các quan chức Ấn Độ cho biết, Ấn Độ hiện có hai đường cao tốc chính nối Ladakh và các vùng khác của Ấn Độ, nhưng chúng bị đóng cửa ít nhất 4 tháng vào mùa đông vì băng tuyết. Trong thời kỳ này, cách duy nhất để chuyển các vật tư khẩn cấp đến vùng Ladakh là đường hàng không.

Ngược lại, Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều cơ sở hạ tầng trong khu vực này từ nhiều năm trước. Bên phía Trung Quốc đã có mạng lưới đường bộ và sân đỗ trực thăng ở biên giới.

Ấn Độ sử dụng máy bay vận tải cỡ lớn vận chuyển vật tư, hàng hóa ra khu vực biên giới tranh chấp isd Trung Quốc (Ảnh: Đa Chiều).
Ấn Độ sử dụng máy bay vận tải cỡ lớn vận chuyển vật tư, hàng hóa ra khu vực biên giới tranh chấp isd Trung Quốc (Ảnh: Đa Chiều).

Ông Rajeswari Pillai Rajagopalan, nhà nghiên cứu tại Observer Research, một tổ chức tư vấn ở New Delhi nói, các tuyến đường sắt, đường cao tốc, kho hậu cần và sân bay trực thăng hiện có của Trung Quốc đã hình thành mạng lưới, cho phép Trung Quốc có thể đưa quân đến khu vực Ladakh trong vòng vài giờ. Với cơ sở hạ tầng hiện có ở Ấn Độ, để đạt được việc triển khai tương tự sẽ mất tới vài ngày.

Trước việc Ấn Độ đang xây dựng một đường cao tốc trên núi cao cao phù hợp với mọi thời tiết ở khu vực Ladakh trên biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, ông Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29/9 đã nói, Trung Quốc không công nhận “Vùng lãnh thổ Laddakh trực thuộc trung ương” do Ấn Độ “thành lập bất hợp pháp” và phản đối việc Ấn Độ tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đạt được mục đích tranh giành quyền khống chế quân sự tại khu vực biên giới tranh chấp.