Tổng thống Trump muốn mạnh tay trấn áp
Tình trạng biểu tình bạo lực bùng phát kể từ sau cái chết của George Floyd, một người đàn ông da đen ở Minnesota tử vong sau khi bị một sĩ quan cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ.
Trong bài phát biểu tại Vườn Hồng, chỉ phút trước giờ giới nghiêm 19h00 tối 1/6 (giờ Mỹ), Tổng thống Trump nói: “Chúng tôi sẽ chấm dứt tình trạng bạo động, chúng tôi sẽ chấm dứt tình trạng vô luật. Đây không phải là biểu tình hòa bình…đây là những hành động khủng bố trong nước”.
Thị trưởng Washington D.C Muriel Bowser đã mở rộng lệnh giới nghiêm ở thành phố thủ đô trong hôm đầu tuần này và trong đêm hôm 2/6 lên 11 giờ đồng hồ - cụ thể là từ 19h00 đêm hôm trước tới 6h00 sáng hôm sau. Thành phố New York cũng tuyên bố lệnh giới nghiêm từ 23h00 trong hôm đầu tuần. Có ít nhất 40 thành phố của nước Mỹ đang đặt lệnh giới nghiêm.
Nhưng tình trạng biểu tình dường như sẽ còn tiếp diễn kể sau khi Tổng thống Trump đưa ra bình luận cứng rắn. CNN đưa tin cảnh sát chống bạo động đã phải sử dụng hơi cay, đạn cao su và lựu đạn choáng để giải tán người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng, chỉ ít phút sau bài phát biểu của ông Trump.
Việc công bố bản báo cáo khám nghiệm tử thi mà gia đình của George Floyd yêu cầu, trong đó chỉ ra đây là một vụ giết người gây ra bởi “sức ép liên tục gây ngạt thở”, đã làm dấy lên sự phẫn nộ ở bang Minnesota và nhiều nơi khác trên lãnh thổ Mỹ. Bản báo cáo khám nghiệm tử thi khác được thực hiện bởi văn phòng khám nghiệm địa phương ở Minnesota cũng xác nhận đây là một vụ giết người.
Phát biểu với kênh NBC, ông Bowser nói rằng những người biểu tình đã mang cả “dụng cụ và nguồn cung ứng” và sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để né cảnh sát.
“Họ đi tới nhiều phần khác nhau của thành phố, bởi vậy chúng tôi nghĩ rằng đây là một nhóm người hỗn hợp. Chúng tôi đã từng thấy những kiểu chiến thuật này trước kia, nên chúng tôi biết họ nằm trong các nhóm biểu tình” – ông Bowser nói, thêm rằng “họ đốt lửa ở nhiều nơi khác nhau để lừa cảnh sát đến nhiều địa điểm khác nhau”.
Các cuộc biểu tình bạo lực đã diễn ra ở những nơi mang tính biểu tượng, như Siêu thị Quốc gia Washington – nơi mà trong suốt nhiều thập kỷ qua luôn là điểm tổ chức các cuộc tuần hành hòa bình.
Ngọn lửa phẫn nộ nhen nhóm suốt nhiều tháng
Cảnh sát chống bạo động cố gắng giải tán người biểu tình gần Nhà Trắng (Ảnh: AP)
|
Sự phẫn nộ trước những cái chết của người dân da đen đã nhem nhóm suốt nhiều tháng ở nước Mỹ.
Floyd, 46 tuổi, đã tử vọng sau khi bị bắt giữ vào ngày 25/6 bên ngoài một cửa hiệu ở Minneapolis. Một nhân viên của cửa hiệu này báo với cảnh sát rằng Floyd đang sử dụng một tờ tiền giả mệnh giá 20 USD. Đoạn băng ghi lại vụ bắt giữ cho thấy một sĩ quan cảnh sát da trắng, Derek Chauvin, dùng đầu gối chặn lên cổ của Floyd trong gần 9 phút liền.
Chauvin, 44 tuổi, là 1 trong số 4 sĩ quan có mặt tại hiện trường vụ bắt giữ và nay đã bị sở cảnh sát Minneapolis sa thải. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Chauvin là người duy nhất bị kết án: Tòa án Hạt Hennepin tuyên án Chauvin phạm tội giết người cấp độ 3 và ngộ sát cấp độ 2. Chauvin còn bị cáo buộc vì phớt lờ lời cảnh báo về tình trạng sức khỏe của Floyd từ một sĩ quan khác, sau khi Floyd kêu rằng ông không thể thể được.
“Không có vấn đề gì khác có thể gây ra cái chết này” – Tiến sĩ Michael Baden, một trong số những chuyên vien xét nghiệm độc lập được gia đình Floyd thuê, nói – “Cảnh sát có suy nghĩ sai lầm rằng nếu một người có thể nói, họ vẫn có thể thở được. Điều này không đúng”.
Sau khi đánh giá trên được đưa ra, chuyên viên khám nghiệm của Hạt Hennepin ở Minnesota công bố một bản báo cáo xác nhận rằng cái chết của Floyd là một vụ giết người, nạn nhân chết do bị khống chế, giải thích rằng nguyên nhân cái chết một cách cụ thể là “bị chèn ép tim phổi do bị lực lượng hành pháp khống chế, và sức ép ở phần cổ”.
Sự phẫn nộ trước vụ một người đàn ông da đen khác, Ahmaud Arbery, 25 tuổi, bị bắn chết trong lúc tay không chạm trán với 2 người đàn ông da trắng ở Georgia ngày 23/2, trong lúc này vẫn còn chưa nguôi. Thủ phạm gây ra cái chết của Arbery là 2 cha con, đến mãi ngày 7/5 mới bị bắt giữ, sau khi các cuộc biểu tình nổ ra.
Ngoài ra còn phải kể tới vụ Breonna Talor, một kỹ thuật viên y tế khẩn cấp 26 tuổi, bị các sĩ quan cảnh sát mặc thường phục lao vào nhà giữa đêm và giết hại bằng 8 phát súng. Vụ việc xảy ra ở Kentucky.
Biểu tình lan sang cả châu Âu
Người dân London biểu tình ủng hộ George Floyd tại Quảng trường Trafalgar (Ảnh: National Review)
|
Trong suốt khoảng thời gian cuối tuần qua tại Washington, người biểu tình và cảnh sát đã có nhiều cuộc đụng độ trên Quảng trường Lafayette, trên khắp đại lộ Pennsylvania, khiến Tổng thống Trump phải kêu gọi tái lập “Luật pháp và Trật tự!” trong một đoạn tweet.
Gần đây còn có thông tin ông Trump đã phải tới một căn hầm trú ẩn trong đêm hôm thứ Sáu tuần trước vì lo ngại an ninh, trong khi ánh sáng đèn của Nhà Trắng đã tắt trong đêm hôm Chủ nhật.
Trong hôm đầu tuần này, ông Trump đã kêu gọi các Thống đốc bang rằng họ “cần phải mạnh tay hơn”.
Hơn 4.000 người đã bị bắt giữ ở các thành phố của Mỹ trong khoảng thời gian cuối tuần trước; theo AP, sau khi các cuộc biểu tình biến thành bạo động. Những cột khói lớn bốc lên từ các vùng đô thị từ Philadelphia, Pennsylvania, cho tới thành phố Salt Lake, bang Utah.
Đây là lần đầu tiên mà có nhiều chính quyền các địa phương ở Mỹ phải áp đặt lệnh giới nghiêm đến vậy kể từ sau vụ ám sát Martin Luther King Jr năm 1968 làm bùng phát các cuộc biểu tình; theo New York Times.
Thống đốc ở hơn một nửa số bang của nước Mỹ đã phải triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để ngăn chặn làn sóng biểu tình rộng khắp. Hàng trăm người đã bị bắt giữ ở thành phố New York trong khoảng thời gian cuối tuần qua, sau khi các cuộc biểu tình hòa bình biến thành các cuộc đụng độ bạo lực với cảnh sát.
Ở Santa Monica, phía Nam bang California, nhiều kẻ trộm đồ đã lợi dụng tình hình hỗn loạn để thâm nhập các cửa hàng ở quận thương mại, đánh cắp hàng hóa và gây hỏa hoạn; theo tờ Los Angeles Times.
Làn sóng phẫn nộ trước cái chết của Floyd thậm chí còn lan sang cả châu Âu trong cuối tuần qua, khi người biểu tình đổ ra các tuyến phố ở London (Anh), Berlin (Đức) và Copenhagen (Đan Mạch) để thể hiện sự đồng lòng với những người biểu tình ở Mỹ.
Ở London, hàng trăm người đã tham gia tuần hành bên ngoài Đại sứ quán Mỹ. Đài BBC đưa tin rằng những người biểu tình giơ cao biểu ngữ “Không có chỗ cho phân biệt chủng tộc” và “Tôi không thể thở” – nhắc tới lời cầu cứu của Floyd khi bị bắt giữ.