|
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Softpedia News |
Vào tháng 12/2019, tại Pensacola, Florida, một sĩ quan không quân Ả Rập đã bắn chết ba người Mỹ. Vụ việc vẫn đang được điều tra trong khi Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đã gọi đây là một hành động khủng bố.
Trước đó, vào ngày 14/1, Apple cũng mở một cuộc họp báo về sự việc. Đây là một trong những động thái mới nhất trong cuộc tranh luận về quyền riêng tư giữa các công ty công nghệ như Apple và Apple với các cơ quan thực thi pháp luật.
Các công ty công nghệ cho rằng họ cần tăng cường việc mã hóa điện thoại để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. Trong khi đó, các cơ quan thực thi pháp luật lập luận rằng các tội phạm đã lợi dụng công nghệ để thực hiện những hành vi bất hợp pháp và trốn tránh trách nhiệm. Cơ quan an ninh kêu gọi các công ty như Apple cung cấp cách bẻ khóa điện thoại để phục vụ cho các vụ án nghiêm trọng như Pensacola hay vụ xả súng hàng loạt của phiến quân Hồi giáo ở San Bernardino, California, vào năm 2015.
|
Ảnh: One News Page
|
“Chúng tôi đã giúp đỡ Apple về thương mại cũng như nhiều vấn đề khác, nhưng họ lại từ chối mở khóa điện thoại được những kẻ giết người và các thành phần tội phạm khác sử dụng. Ngay bây giờ, họ sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm và giúp đỡ nước Mỹ vĩ đại của chúng ta”, ông Trump đã có những lời lẽ gay gắt dành cho Apple trên Twitter.
Apple cho rằng họ không thể truy cập vào dữ liệu đã được mã hóa bằng mật mã và được lưu trữ trên iPhone. Nếu muốn “bẻ khóa”, hãng sẽ phải xây dựng một công cụ thể mà ngành công nghệ công nghiệp gọi là “cửa hậu” của nhà cung cấp và chuyển dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ của mình cho nhà chức trách thực thi pháp luật.
|
iPhone 11. Ảnh: 9to5mac
|
Apple vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về đoạn tweet của ông Trump. Tuần trước, FBI đề nghị Apple hỗ trợ bẻ khóa smartphone thuộc về nghi phạm Mohammed Saeed Alshamrani trong vụ nổ súng khiến ba người thiệt mạng hồi tháng 12/2019 tại Pensacola, Florida (Mỹ). Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 13/1, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho biết Apple không đồng ý và “không cung cấp hỗ trợ đáng kể”.
Trong cuộc họp báo cùng ngày, Apple đã bác bỏ những tuyên bố này. Apple cho biết hãng đã trả lời 7 yêu cầu pháp lý từ các nhà điều tra liên bang vào tháng 12, ngay sau khi vụ nổ súng diễn ra. Theo Apple, công ty đã chuyển nhiều dữ liệu cho các nhà điều tra, bao gồm các bản sao lưu iCloud, thông tin tài khoản và dữ liệu giao dịch cho nhiều tài khoản. Hãng cũng tiết lộ FBI đã không yêu cầu trợ giúp mở khóa điện thoại cho đến ngày 6/1 và chiếc iPhone thứ hai được gửi đi vào ngày 8/1.
Trong một tuyên bố, Liên đoàn tự do dân sự Mỹ cho rằng yêu cầu của ông Trump là “nguy hiểm và đi ngược lại hiến pháp”, đồng thời yêu cầu này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bảo mật của hàng triệu iPhone.
Sau vụ nổ súng ở San Bernardino, California, năm 2015, các nhà điều tra liên bang cuối cùng đã chuyển sang “nhờ” các công ty an ninh mạng của bên thứ ba để được trợ giúp mở khóa thiết bị của kẻ xả súng.
Theo Reuters