Với sự xuất hiện của màn hình cảm ứng, bàn phím vật lý sớm trở nên lỗi thời. Cuối cùng, smartphone với các yếu tố hình toàn màn hình, thiết kế kiểu dáng đẹp và phong cách QWERTY đã được phổ biến và chiếm ưu thế trong những năm 2000. Tuy nhiên, đến thời điểm những năm 2010, có vẻ như người tiêu dùng lại hờ hững với các bàn phím vật lý vì có màn hình cảm ứng, chức năng đọc văn bản,...
Dưới đây là top 10 điện thoại với bàn phím vật lý được thiết kế vô cùng tồi tệ (danh sách không sắp xếp theo thứ tự).
1. LG DoublePlay
LG DoublePlay xuất hiện trong danh sách này vì phong cách độc đáo của nó và bàn phím vật lý khủng khiếp. Đối với người mới sử dụng, smartphone có bàn phím QWERTY vỏ sò cùng hai màn hình là một điều mới lạ. Tuy nhiên, LG lại đi quá xa khi chia bàn phím QWERTY hành hai nửa.
Trong một số trường hợp, bàn phím kiểu chia tách có thể làm cho trải nghiệm đánh máy tổng thể tốt hơn, nhưng hầu như không sử dụng LG DoubePlay. Việc đặt màn hình phụ giữa các bàn phím có nghĩa là các nút trên bàn phím có kích thước nhỏ hơn so với bình thường. Khi bố cục bị thu hẹp, chẳng hạn như trường hợp ở đây, bạn thường phải kiểm tra kĩ càng vị trí của mỗi chữ cái bạn muốn nhập. Thật tệ khi màn hình cảm ứng thứ hai không cung cấp bất cứ điều gì hữu ích hơn..
2. Palm Centro
Điện thoại Centro được phát hành vào mùa thu năm 2017. Palm là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh PDA và smartphone nổi bật trong suốt những năm đầu của thập niên 2000, nhưng Centro đã cho thấy một triết lý thay đổi thiết kế cho công ty. Bàn phím của những chiếc điện thoại Palm có thiết kế đặc biệt, đó là kích thước thu hẹp của các nút, vị trí các nút gần nhau và sự khác biệt của cạnh bên làm cho người dùng khó sử dụng, đặc biệt là với những người có bàn tay to.
3. HTC Snap CDMA
HTC Snap được phát hành vào mùa hè năm 2009, cung cấp một trong những bàn phím theo điển hình nhất trong điện thoại Windows Mobile. Với phiên bản GSM quốc tế, bàn phím của HTC Snap CDMA được thay thế bằng các phím được đặt gần nhau - không phân biệt bất kỳ thứ gì bạn gõ. Tuy nhiên, nó không giúp gì cho việc xây dựng chất lượng tổng thể của điện thoại tốt lên và các phím cứng rất khó bấm. Nhiều người cảm thấy rất vất vả khi sử dụng bàn phím này bởi nếu không dùng một lực đủ mạnh, bạn sẽ không thể nào bấm phím được. Khi nói đến điện thoại Windows với bàn phím QWERTY điều này là một trong những điều tồi tệ nhất!
4. Verizon Wireless Razzle
Ra mắt vào mùa thu năm 2008, Verizon Wireless Razzle là một trong số chiếc điện thoại “lọt” vào danh sách này. Được phân loại như một thiết bị nhắn tin nhanh với xu hướng viết hoa trong tin nhắn, chiếm ưu thế trong cuối những năm 2000, Razzle đã làm được điều tương tự khi trở thành một chiếc điện thoại nhắn tin. Trước hết, Razzle được trang bị bàn phím kiểu xoay cho phép người dùng chuyển từ một thiết bị nhắn tin sang ột thiết bị thu âm. Tuy nhiên bàn phím bị nghiêng theo một góc độ kỳ quặc khiến cho việc nhìn màn hình trở nên khó khăn trừ khi bạn nghiêng điện thoại xa bạn.
5. Motorola Backflip
Từ chiếc điện thoại hấp dẫn của Windows Mobile Moto Q, với vẻ ngoài cao cấp của bàn phím Photon Q, Motorola đã sản xuất được những bàn phím vững chắc cho phép người dùng dễ dàng sử dụng. Các thiết bị như Motorola Charm, Flipside và Flipout đều cho chúng ta thấy một số thiết kế bàn phím thú vị, nhưng Motorola Backflip đã thất bại trong việc thực hiện những điều quan trọng nhất - trải nghiệm đánh máy.
Một trong những điện thoại đầu tiên được phát hành là AT & T Motorola Backflip độc quyền. Cho đến nay, đây là điện thoại được cho là một trong những thiết kế lạ mắt nhất vì bàn phím chính là mặt sau của điện thoại, nhưng khi nó được lật lại, nó được đặt theo kiểu truyền thống ngay bên dưới màn hình. Bàn phím thực sự được xây dựng từ một chất liệu giống như nhựa, điều đó có nghĩa là không có thiết bị ngắt mạch để phân biệt mỗi nút.
6. Kin One và Kin Two
Microsoft KIN ONE và TWO là một cặp điện thoại nhắn tin nhanh được phát hành vào đầu năm 2010. KIN ONE có thanh trượt QWERTY hình chữ nhật, trong khi KIN TWO có thanh trượt QWERTY kiểu truyền thống. Với KIN ONE, các phím có kích thước nhỏ, di chuyển tối thiểu và cảm giác rất dẻo. Cố gắng gõ bàn phím chật chội là việc vô cùng vất vả bởi bạn không thể nắm bắt chính xác từng phím nhỏ. KIN TWO cũng không khá hơn là bao. Với sự phản ứng chậm chạp của bàn phím, vị trí cho nút space quá rộng và không phản hồi khi nhấn trực tiếp ở giữa thì bộ đôi này không thể nào là thiết bị nhắn tin nhanh được.
7. LG Neon
Trong suốt những năm 2000, công ty Hàn Quốc đã tung ra một số điện thoại phục vụ việc nhắn tin. LG Neon đã trở thành một phần trong đội hình của AT&T vào mùa hè năm 2009, thời kỳ mà điện thoại nhắn tin nhanh bị loại khỏi thị trường smartphone. Mặc dù đã có màn hình cảm ứng bán dẫn và bàn phím QWERTY hiếm nhưng LG Neon vẫn không mang lại được trải nghiệm phong phú và thực tế như series enV của Verizon.
Không chỉ các nút tròn có kích thước khá lớn mà nó còn gây khó khăn khi nhấn nút chức năng để chuyển đổi qua lại giữa việc nhập các ký hiệu và chữ cái. Bạn nghĩ rằng nhấn nút chức năng sẽ tự động cho phép bạn tiếp tục gõ chữ, nhưng trong thực tế, bạn phải nhấn nó lần thứ hai để thoát chế độ "chức năng". Đó là một vấn đề và giới hạn tốc độ gõ của người dùng.
8. BlackBerry Passport
Khi nói đến bàn phím, BlackBerry hiếm khi làm khách hàng thất vọng với các dịch vụ của hãng! BlackBerry Passport được phát hành rất thuận lợi vào mùa thu năm 2014. Tương tự như hình dạng của một cuốn hộ chiếu, không thể phủ nhận BlackBerry Passport là một trong số ít mẫu thiết kế lẻ từ công ty. Nó sở hữu màn hình cảm ứng lớn và có rất ít khoảng trống cho bàn phím vật lý.
Về bàn phím vật lý, phải tiếp tục nói rằng nó "không tổ chức, chật hẹp và một số đường kẻ khác thường làm cho bàn phím hầu như không thể sử dụng có hiệu quả." Trước hết, “chật hẹp” có nghĩa là chỉ có một cấu hình 3 hàng, thiếu một khu vực dành riêng cho các con số hoặc biểu tượng, thay vào đó là nút trở về với chức năng xóa và không có phím shift! Con số, biểu tượng và chức năng Shift đều có thể truy cập qua màn hình cảm ứng nhưng quá trình chuyển đổi giữa lần nhập bằng cảm ứng và sử dụng bàn phím chỉ được thực hiện với một số thao tác lạ lùng.
9. Samsung Alias U740
Trở lại năm 2007, Samsung Alias U740 là một trong những chiếc điện thoại được thiết kế rất lạ. Đặc biệt, nó đã sử dụng thiết kế bản lề kép cho phép chiếc điện thoại "lật" màn hình xung quanh để biến thành hình dạng vỏ sò với một bàn phím vật lý theo ý của bạn. Vấn đề với thiết kế này là khi điện thoại được sử dụng như một chiếc điện thoại lật, chỉ đơn giản là có quá nhiều nút, trong khi ở chế độ vỏ sò, các nút quá nhỏ để có thể gõ.
Hơn nữa cách bố trí của bàn phím khá loạn mắt. Ví dụ: nếu bạn đang soạn tin nhắn văn bản và muốn nhập số, cách sắp xếp này đã làm cho bạn khó phân biệt những con số đó vì chúng được định hướng theo một hướng khác so với các chữ cái và ký hiệu bình thường.
10. Palm Pre
Palm Pre được phát hành vào mùa hè năm 2009. Người tiêu dùng đã không khỏi bị mê hoặc bởi nền tảng webOS của Palm - một đối thủ mạnh mẽ chống lại Android mới phát hành và nền tảng iOS. Tuy nhiên, bàn phím vật lý chính là điểm trừ của thiết bị này. Rất giống với bàn phím của Palm Centro, bàn phím ở đây với Palm Pre chỉ hơi chật. Với các phím bấm được làm bằng nhựa giống như chất gel, đôi khi người dùng cảm thấy bất tiện khi thực hiện thao tác do tay ướt hoặc có mồ hôi.
Nguồn: Phone Arena.